3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
4.1.2 Biện pháp giảm thiểu đối với sự cố môi trường
4.1.2.1 Đối với sự cố tai nạn lao động
- Áp dụng nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động.
- Xây dựng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý công nhân tốt nhất.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công trên công trường để hạn chế mức thấp nhất các tai nạn xảy ra.
- Khi thi công lắp ráp phải mang đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động.
- Khi có sự cố, người công nhân (được đào tạo hoặc hướng dẫn thực hành) phải ứng cứu kịp thời theo quy tắc an toàn. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong trường hợp cấp cứu tai nạn giải quyết sự cố…
- Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
- Bố trí bảo vệ giải quyết các vấn đề về tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tranh chấp tài sản, tranh chấp trong sinh hoạt giữa công nhân với nhau và công nhân với người dân trong vùng.
- Rà phá bom mìn để đảm bảo an toàn cho công trình thi công và người lao động (công tác rà soát bom mìn phải được thực hiện trước khi thi công).
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”
- Giảm mật độ các phương tiện thi công vào các giờ cao điểm trong ngày để tránh ùn tắc giao thông và tai nạn xảy ra như : Buổi sáng từ 6h - 8h, buổi trưa từ 11h - 12h, buổi chiều từ 16h - 18h.
- Phân luồng đường, đặt biển báo chỉ dẫn…
4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu khác
- Tăng cường sử dụng nhân lực tại địa phương, đối với công nhân ở trong lều trại tại khu vực dự án thì phải đảm bảo đầy đủ các công trình vệ sinh như cống rãnh, nhà vệ sinh, nhà tắm, thùng đựng rác…
- Phối hợp với lực lượng bảo vệ an ninh quốc phòng tại địa bàn để tuần tra nhằm ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội.
- Có phương án đền bù giải phóng mặt bằng thoả đáng theo đúng qui định của pháp luật, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho một số hộ dân có diện tích đất trồng trong khu vực dự án. Phương án đền bù đất đai và công trình Kiến trúc:
a. Các căn cứ:
- Căn cứ quyết định số 72/2008 /QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v ban hành giá đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Căn cứ quyết định số 23/2008 /QĐ-UBND ngày 22/04/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v ban hành đơn giá bồi thường nhà và các công trình kiến trúc gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi.
- Văn bản số 180/SXD-QHKT ngày 12/3/2009 của Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên v/v xác định ranh giới khu đất xây dựng bến xe Thái Nguyên
Chi phí đền bù của dự án : Chi phí đền bù đất Bảng 4.1. Chi phí đền bù đất LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (m2) ĐƠN GIÁ đ/m2 THÀNH TIỀN ĐẤT NHÀ Ở MẶT TIỀN 1944 3.500.000 6.804.000.000
ĐẤT NHÀ Ở NGOÀI RANH GIỚI 493 3.000.000 1.479.000.000
ĐẤT NHÀ Ở TRONG HẺM 3760 2.000.000 7.520.000.000
ĐẤT TRỒNG LÚA 20751 46.000 954.546.000
ĐẤT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 4515 42.000 189.630.000
SÂN GẠCH 635 200.000 127.000.000
MẶT NƯỚC 4474 33.000 147.642.000
CÂY ĂN QUẢ 2400 470.000 1.128.000.000
TỔNG CỘNG 19.028.034.000
Chi phí đền bù công trình kiến trúc
Bảng 4.2. Chi phí đền bù công trình kiến trúc
LOẠI NHÀ D.TÍCH
XD m2
ĐƠN GIÁ
đ/m2 THÀNH TIỀN
NHÀ XÂY GẠCH 2977 1.269.000 3.777.813.000
NHÀ XÂY GẠCH (ngoài ranh giới)
298
1.269.000 378.162.000
NHÀ TẠM 251 694.000 174.194.000
NHÀ TẠM (noài ranh giới) 72 694.000 49.968.000
NHÀ BÊ TÔNG 1 TẦNG 381 1.924.000 733.044.000
NHÀ BÊ TÔNG 1 TẦNG
(ngoài ranh giới) 123
1.92
4.000 236.652.000
NHÀ BÊ TÔNG 2 TẦNG 1664 3.690.000 6.140.160.000
NHÀ BÊ TÔNG 3 TẦNG 431 5.340.000 2.301.540.000
TỔNG CỘNG 13.791.533.000
4.2. GIAI ĐOẠN BẾN XE ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG4.2.1 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải 4.2.1 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải
Phân loại nước thải cần xử lý
Để có thể loại bỏ các tác động gây ô nhiễm môi trường nước do nước thải cần phải phân loại và tách thành những nhóm có thành phần và đặc tính giống nhau để thực hiện xử lý ngay tại nguồn phát sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Dựa trên nguồn thải có thể phân loại như sau:
- Nước mưa chảy tràn có nguồn gốc tự nhiên, phụ thuộc vào chế độ mưa, diện tích và địa hình vùng dự án, được xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận theo đường cống thoát nước mưa riêng.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”
- Nước thải có nguồn gốc từ sinh hoạt, dịch vụ...
4.2.1.1 Nước thải sinh hoạt
Khi bến xe đi vào hoạt động, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 58 người (lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ước tính 5,8 m3/ngày, định mức sử dụng khoảng 100 lít/người/ngày). Để đảm bảo nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên của công ty được xử lý trước khi thải ra môi trường, doanh nghiệp đã có kế hoạch tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cho bến xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như : mức độ cần thiết làm sạch nước thải, lưu lượng nước thải cần xử lý, khả năng phân hủy của các hợp chất hữu cơ, hàm lượng các chất gây ô nhiễm, tình hình địa chất và địa chất thuỷ văn, điều kiện điện, nước , chi phí xây dựng, chi phí vận hành bảo dưỡng ...Hệ thống xử lý nước thải bến xe được thiết kế với công suất xử lý 130m3/ngày (đã tính đến khả năng quá tải của hệ thống lên 20%), sơ đồ dây chuyền công nghệ được mô tả ở hình dưới đây bao gồm bể tự hoại cải tiến (BASTAF), bể điều hòa, bể xử lý sinh học hiếu khí, bể lắng.
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải từ các khu bể tự hoại được đưa tập chung chảy vào bể điều hòa, bể điều hòa ở đây có chức năng điều chỉnh những chỉ tiêu cơ bản và được lắng sơ bộ loại bỏ cặn cơ học và các chất rắn không hoà tan trước khi bơm nước thải vào tháp lọc sinh học. Nước thải sau khi qua bể điều hòa được bơm lên tháp lọc sinh học. Ở đây xảy ra các quá trình phân huỷ chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ bị vi sinh vật hiếu – yếm khí phân hủy sinh học tạo thành CO2, H2O và bùn hoạt hóa (sinh khối). Tiếp đó nước qua xử lý ở tháp lọc sinh học cho tự chảy sang bể lắng, bể lắng này có nhiệm vụ lắng trong nước ở phần trên để xả ra nguồn tiếp nhận.
Bùn lấy ra ở bể lắng được bơm vào bể phân hủy bùn yếm khí. Bể xử lý bùn được thiết kế dưới dạng bể tự hoại nhằm giảm đến mức tối thiểu lượng cặn tạo ra. Định kỳ 12
Sơ đồ khối của hệ thống xử lý nước thải
Tháp lọc sinh học Bể lắng Nguồn tiếp nhận Dòng nước thải sinh hoạt Bể phân hủy bùn Bơm bùn Bể điều hòa
Công ty thu gom rác thải đôthị Bể tự hoại BASTAF BÀ Nước rỉ từ quá trình phân hủybùn
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”
tháng một lần, công ty vệ sinh môi trường thành phố sẽ đưa xe hầm cầu đến hút cặn. Nước trong rỉ ra từ quá trình phân hủy bùn được tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục xử lý.
Phương án đảm bảo hiệu quả xử lý. Ưu điểm công nghệ
Xử lý nước thải với phương pháp này có các ưu điểm là đơn giản, dễ vận hành, tải lượng các chất gây ô nhiễm thay đổi trong giới hạn rộng trong ngày; thiết bị cơ khí đơn giản và tiêu hao ít năng lượng….
Chi tiết các thông số của các bể xử lý: Tính toán ống dẫn nước vào công trình
Nhiệm vụ của ống dẫn nước là dẫn toàn bộ lượng nước thải của nhà máy đến công trình xử lý. Vì lưu lượng nước thải nhỏ Q = 0,0015 m3/s nên ta sử dụng ống dẫn nước bằng nhựa PVC thay cho mương dẫn nước bằng bê tông để giảm bớt chi phí.
Tính toán kích thước của ống : để đảm bảo không bị lắng cặn trên đường ống thì ta chọn vận tốc v = 0,4 m/s, ta tính đường kính ống: v Q v Q d d v Q F . 785 , 0 . 4 4 . 2 = = ⇒ = = π π (1) 069 , 0 4 , 0 . 785 , 0 0015 , 0 . 785 , 0 = = = v Q d m ≈ 70 mm Với hệ số đầy ống Kđ = 0,5 , thì dống = 140mm Vậy ta sử dụng ống nhựa PVC có φ=140mm Tính thể tích bể tự hoại
Bể tự hoại BASTAF hoạt động dựa trên nguyên lý nước theo dòng chảy ngược qua lớp bùn đáy ( xử lý yếm khí trong điều kiện động), nước thải trước khi thải ra môi trường được lọc qua một lớp vật liệu lọc thông thường ( cát, sỏi) bố trí tại ngăn cuối cùng của bể. Số lượng bể tự hoại cải tiến được phân bố cho các khu văn phòng và công cộng như sau:
- Khu vực văn phòng nhà hành chính : 1 bể; - Khu vực công cộng : 3 bể;
- Nhà nghỉ bến xe : 1 bể;
Như vậy, toàn dự án có tổng cộng 5 bể, các bể tự hoại xây dựng tại khu công cộng có dung tích mỗi bể ước tính cho một bể là :
3 2 7000 15 0,8/3 28000l 28m
số lượng người ở tại nhà nghỉ của bến là 70 người nên dung tích ước tính là :
3
3 60 455 0,8 21800l 22m
V = × × = ≈ .
Để bể xử lý đạt hiệu quả cao thì thời gian lưu nước trong bể tối ưu là 48h ( 2 ngày) .(Nguồn: bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến - PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội 2007). Do đó, thể tích yêu cầu cho bể tự hoại phục vụ cho bến xe với hệ số an toàn được chọn là k = 25% thì thể tích một bể tự hoại được thiết kế là :
3 3 3 2 3 1 50 % 25 22 2 22 63 % 25 28 2 28 15 % 25 6 2 6 m V m V m V ≈ × + × = = × + × = = × + × =
Mỗi bể có bố trí 1 lớp vật liêu lọc thông thường: cát, sỏi…
Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể tự hoại cải tiến (BASTAF) thể hiện như hình 4.1
Theo nguồn: Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến - PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội 2007 thì hiệu suất xử lý của bể tự hoại cải tiến đối với các chỉ tiêu như 77% (45,9 - 95,8%) đối với cặn hữu cơ ( COD và BOD) và 86,2%(69,1 - 97,3%) đối với cặn lơ lửng ( SS ).
Sau khi xử lý qua hệ thống bể tự hoại cải tiến với ngăn lọc kỵ khí ở cuối bể nồng độ cặn hữu cơ (BOD5) còn lại trong nước thải khoảng 120 – 150 mg/l và nồng độ cặn lơ lửng (SS) còn khoảng 120-200mg/l.
Thể tích bể điều hòa
Bể điều lưu có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để bảo đảm hiệu quả cho các qui trình xử lý sinh học về sau, nó chứa nước thải và các chất cần xử lý ở các giờ cao điểm, phân phối lại trong các giờ không hoặc ít sử dụng để cung cấp ở một lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho các hệ thống xử lý sinh học phía sau.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”
Ngoài ra, máy nén khí cung cấp oxy để tạo ra sự xáo trộn hoàn toàn và tránh gây mùi hôi thối trong bể điều hòa.
Bể điều hòa hoạt động theo nguyên tắc đẩy nên bể có cấu tạo hình chữ nhật trên mặt bằng đáy phẳng, xây dựng bể điều hòa với dung tích xác định theo công thức thực nghiệm :
W = Q.T [9] Trong đó:
Q- lưu lượng nước thải, Q = 5,4 m3/h.
T - thời gian lưu nước trong bể điều hoà, t = 2 giờ. → W = 5,4×2 = 10,8 m3 Chọn chiều cao công tác của bể là h = 1,5m
→ Diện tích bể là: F = 7,2 5 , 1 36 , 9 = = h W m2 Chọn bể có kích thước: Dài × Rộng = 3m × 2,4m Chọn chiều cao dự trữ của bể là 0,3 m
Chiều cao xây dựng của bể là : H = 1,5 + 0,3 = 1,8m. Hệ thống thổi khí được bố trí ở đáy bể điều hòa.
+ Sử dụng thiết bị cấp khí tạo bọt có kích thước trung bình kiểu dàn ống phân phối khí nén dạng đục lỗ. Hệ thống phân phối gồm 1 tuyến ống dẫn khí chính D70 mm từ máy nén khí tới các bể điều hòa. Tại mỗi bể có: 1 đường ống nhánh D50mm dẫn khí xuống dàn sục khí phía dưới. Ta lựa chọn hệ thống phân phối khí là đĩa quay, mỗi đĩa cách nhau 50cm. Như vậy:
• Bể điều hòa có 7 hàng đĩa/bể, 3 đĩa/ hàng
Tháp lọc sinh học
Tháp được thiết kế theo tiêu chuẩn tháp lọc sinh học cao tải thông gió tự nhiên, đáp ứng được lưu lượng hiện tại và trong tương lai của bến xe.
- Phần bệ đỡ tháp có kích thước : D x R x C = 12 x 3 x 1,5m. - Chiều cao toàn bộ tháp lọc sinh học H = 6,1m.
+ Chiều cao của tháp phần hình trụ: Htrụ = 3,7m. + Chiều cao của tháp phần chóp: Hc= 0,6m. + Chiều cao phần ống thoát khí: Hk= 1,8m.
- Đường kính thân trụ D = 2m, đường kính ống khói d1= 0,6m, đường kính miệng khói d2= 0,9m.
- Thể tích cần thiết của khối vật liệu lọc cho tháp: W = 9,68 m3. - Diện tích bề mặt tháp: F = 3,8 m2.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”
+ Độ rỗng P =50-70% và diện tích bề mặt đơn vị Fa=150-200m2/m3. + Chiều cao lớp đệm sinh học là: H=2,5m.
- Các cửa sổ thông gió đặt ở độ cao giữa đáy và sàn đỡ đệm với tổng diện tích của các cửa bằng 20% diện tích sàn phân phối, Fsàn thông gió = 0,76m2.
- Đường ống dẫn nước ra của tháp lấy theo đường ống dẫn nước vào: dr = 140mm - Vật liệu: Tháp lọc sinh học được chế tạo bằng Inox Việt Nam, D2000xH6100; Số lượng: 01 cái.
• Kiểm tra chỉ tiêu làm việc của tháp
- Tải trọng chất hữu cơ theo thể tích vật liệu lọc: aBOD5
+ Tải trọng BOD5 tính cho 1 tháp:
GBOD5 = (150 - 30).10-3.130 = 15,6 kg/ngày.đêm
aBOD5 = GBOD5/W = 13,2 / 9,68 = 1,6 kg BOD5/m3VL ngày.đêm. - Tải trọng nước thải cho tháp:
+ Lưu lượng nước thải cho tháp: Q = 130 m3/ngày.đêm.
q = Q/F = 130/3,7 = 35 m3/m2ngày.đêm (nằm trong khoảng [4,1 – 40,7]).
• Tính toán sơ bộ hiệu suất xử lý nước thải
Trong quá trình xử lý (nhất là tại tháp lọc sinh học) ngoài các thành phần hữu cơ bị phân huỷ thì thành phần các chất dinh dưỡng (N, P) cũng bị phân huỷ đồng thời. Để đơn giản, ta xác định hiệu quả xử lý của hệ thống đối với thông số BOD5.
Trong dây chuyền hệ thống xử lý nước thải, hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng được xử lý chủ yếu tại tháp lọc sinh học. Ta coi quá trình xử lý hữu cơ tại các công trình khác (bể điều hòa) là không đáng kể. Hiệu suất xử lý của tháp (tính cho quá trình xử lý sinh học bậc 1) được xác định sơ bộ theo công thức sau:
E1= F V W . 4433 , 0 1 100 + (1)
(Nguồn: Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ. Thoát nước tập II- Xử lý nước thải. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội-2002)