ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên (Trang 37)

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1. Điều kiện về kinh tế

a/ Về kinh tế

Phường Thịnh Đán là địa bàn dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp và các hoạt động kinh doanh -dịch vụ. Tổng diện tích đất 616,18 ha trong đó đất nông nghiệp 385,47 ha. Thu nhập bình 650.000đ/tháng.người. Sản lượng lương thực quy ra thóc 4,7 tấn/ha.

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Trong năm 2008 nhân dân trên địa bàn Phường đã gieo cấy 100% diện tích vụ Đông Xuân, năng suất đạt 41,44 tạ/ha, sản lượng đạt 331,5 tấn. Diện tích gieo cấy vụ mùa đạt 625 tấn, năng suất bình quân đạt 48,7 tạ/ha. Ước tính sản lượng lương thực có hạt năm 2008 được 956,5 tấn, đạt 112,5% so với kế hoạch.

+ Chăn nuôi: Đầu năm 2008 trên địa bàn xảy ra ổ dịch cúm gia cầm, tại trại gà Đán và một số hộ dân trên địa bàn phải tiêu hủy hơn 2000 con gà. UBND Phường đã huy động lực lượng phối hợp Trạm thú y thành phố lập 2 chốt trạm để khoanh vùng dịch trong vòng 1 tháng. Đồng thời huy động lực lượng tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc, tiêm phòng...

- Thương mại – dịch vụ: Trong năm 2008 giá cả thị trường thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh trên điạ bàn vẫn duy trì được các hoạt động kinh doanh, đa dạng các mặt hàng, mở rộng ngành nghề...đảm bảo thu nhập và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.

b/ Cơ sở hạ tầng

* Cơ sơ hạ tầng của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

- Công trình công cộng

+ Có 1 cơ quan nhà nước; 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS; 1 trường PTTH và 2 trường mẫu giáo. Trên địa bàn có 3 bệnh viện và 1 trạm y tế, 15 nhà văn hoá, 1 chợ Đán, 4 nghĩa trang và 2 đình, chùa.

- Giao thông

+ Đường đất chiếm 15%, đường cấp phối 3%; đường bê tông 82%. - Tình trạng cấp điện, nước

+ Số hộ được cấp điện là 2175 + Số hộ được cấp nước là 750 hộ.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

(Nguồn: Kết quả điều tra kinh tế - xã hội 2009 –Phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên).

* Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án

- Giao thông: Khu xây dựng nằm sát bên 2 trục đường chính thành phố: đường Quốc lộ 3 và đường Quang Trung đang được mở rộng nâng cấp với mặt cắt ngang 30m, đường gom mặt cắt ngang 24 ( 2x6 + 2 + 2x5); đường quy hoạch mặt cắt ngang 32,5m và đường 18,5m (dự kiến).

- Cấp điện: Phía tây của Dự án có lưới điện 220kv và Nguồn điện từ lưới điện hạ thế và trung thế 22KV đi trên đường Quang Trung

- Thoát nước: Khu vực xây dựng chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sinh hoạt và nước mưa xả trực tiếp ra đường ruộng và cống thoát nước trên tuyến đường Quang Trung.

- Cấp nước: Hiện khu đất xây dựng đã có Hệ thống cấp nước Thuỷ cục dọc tuyến đường Quang Trung.

- Thông tin liên lạc: Khu vực có cung cấp hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến lẫn hữu tuyến.

2.2.2. Điều kiện về xã hộia/ Dân cư a/ Dân cư

Tổng số dân trên địa bàn là 11986 người, trong đó nam là 5226 người, nữ là 6780 người với 2175 hộ, bình quân 3,7 người/hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 5600 người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,7%. Số hộ làm nông nghiệp 465 hộ, phi nông nghiệp 1710 hộ.

b/ Công tác văn hóa – xã hội

Các hoạt động văn hóa xã hội tại khu vực phường Thịnh Đán ngày càng được quan tâm và phát triển. Phường có nhà văn hóa, đây là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội theo nếp sống mới. Các tổ chức, đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Người cao tuổi, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, hội Chữ thập đỏ, y tế, Mặt trận tổ quốc...hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Công tác Đảng phối hợp với các tổ chức xã hội khác thực sự đi vào đời sống của nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới.

Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của phường cũng rất phát triển. Thường xuyên tổ chức và tham gia đầy đủ các hoạt động như các hội thi văn nghệ, giải cầu lông, bóng đá cấp thành phố, cấp tỉnh.

* Y tế: Trạm y tế Phường Thịnh Đán hiện tại với 1 bác sỹ, 1 y sỹ và một y tá thường xuyên làm việc, với quy mô 5 giường bệnh lưu phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Các trang thiết bị phục vụ cho khám răng hàm mặt và tai mũi họng gồm ống nghe, máy đo huyết áp... Số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh khoảng 5321 lượt người; điều trị ngoại trú khoảng 327 người. Theo kết quả điều tra thì số người mắc bệnh truyền nhiễm 856 người, trẻ em 483 người; số người mắc bệnh mãn tính 491 người; số người mắc bệnh nghề nghiệp 219 người và số người mắc bệnh xã hội khác 46 người.

* Giáo dục: Trên địa bàn phường hiện nay có một trường Tiểu học và một trường THCS; một trường PTTH và hai trường Mẫu giáo. Trình độ dân trí chủ yếu THPT, số giáo viên 70 người, số học sinh 939 người. Trên địa bàn có 4 trường Cao đẳng chuyên nghiệp.

(Nguồn: Kết quả điều tra kinh tế - xã hội 2009 – phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên).

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

Các giai đoa ̣n hoạt động của dự án đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên đều có thể gây ra những tác đô ̣ng khác nhau tới môi trường xung quanh. Do vậy viê ̣c dự báo, đánh giá tác đô ̣ng môi trường của dự án là hết sức quan tro ̣ng. Nó không những đưa ra những dự báo về các mă ̣t tích cực mà còn đưa ra những lời cảnh báo về các tác đô ̣ng nguy ha ̣i tới môi trường do hoa ̣t đô ̣ng triển khai thực hiê ̣n dự án đem la ̣i. Các tác đô ̣ng môi trường bao gồm những tác đô ̣ng trực tiếp và gián tiếp, ngắn ha ̣n và lâu dài, những tác đô ̣ng tiềm ẩn và tích luỹ, những tác đô ̣ng có thể khắc phu ̣c hoă ̣c không thể khắc phu ̣c có tiềm năng lớn gây suy thoái, ô nhiễm môi trường khu vực. Việc xác đi ̣nh những tác đô ̣ng môi trường của dự án đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên đươ ̣c xem xét theo 2 giai đoa ̣n phát triển của dự án:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn giải phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình. - Giai đoạn 2: Giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động.

Bảng 3.1. Những nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án

Các hoạt động của dự án

Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Giai đoạn I: Giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng công trình

- Giải tỏa di dời dân cư - Đập phá công trình cũ. - San gạt nền, xây dựng nhà ga hành khách, nhà nghỉ và các công trình phụ trợ... - Vận chuyển nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị… - Lắp ráp máy móc thiết bị,...

- Hoạt động sinh hoạt

- Chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt...

- Bụi, khí thải độc hại (CO, NOx, SO2,…) - Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn.

- Tiếng ồn, độ rung khi hoạt động, vận chuyển.

- Giải tỏa, di dời dân cư ảnh hưởng đến HST khu vực.

- Tai nạn lao động - Mất an ninh trật tự khu vực...

của công nhân xây dựng.

Giai đoạn II: Đưa công trình vào hoạt động

- Hoạt động vận chuyển hành khách ra vào bến.

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ

- Hoạt động sinh hoạt của nhân viên và hành khách

- Bụi và khí thải độc hại của các phương tiện giao thông

- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ, nước mưa chảy tràn

- Chất thải rắn (rác thải sinh hoạt, dịch vụ...)

- Tiếng ồn, rung động của phương tiện giao thông

- Mất trật tự an ninh, Tai nạn giao thông

3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án 3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án

a/ Ô nhiễm môi trường không khí

* Nguồn phát sinh chất ô nhiễm

Khi thi công xây dựng công trình sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công. Ngoài ra, số lượng xe chở nguyên - vật liệu đến công trình sẽ làm gia tăng lưu lượng giao thông tại khu vực dự án. Các thiết bị này khi hoạt động trên công trường sẽ gây nên tác động đối với môi trường không khí.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

- Nguồn gây ô nhiễm di động: Do các phương tiện vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, quá trình đốt nhiên liệu…

- Nguồn gây ô nhiễm tương đối cố định: Các thiết bị thi công như máy trộn bê tông, máy tời...

* Thành phần và tải lượng

Chất ô nhiễm trong giai đoa ̣n thi công là bu ̣i đất, đá và các loa ̣i khí thải độc hại của các phương tiê ̣n, máy móc thiết bi ̣ thi công: Pb, SO2, NOx, H2S, CO, muô ̣i,...

Công trình được thiết kế theo phương án móng cọc bê tông cốt thép, vì vậy lượng đất đá đào móng phát sinh không đáng kể và được tận dụng để san nền tại chỗ không phải vận chuyển đi đổ thải. Trong giai đoạn này lượng bụi và khí thải chủ yếu phát sinh do các phương tiện giao thông chạy trên đường trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho dự án.

Mức độ ô nhiễm khí thải giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ xe, chất lượng kỹ thuật xe trên công trường và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

lượng các chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở ‘Hệ số ô nhiễm không khí” căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sổ tay về công nghệ môi trường, tập 1: “Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất”.

Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính

Loại xe CO SO2 NOx

Xe ô tô con và xe khách

7,72 kg/1000 km 2,05S kg/1000 km 1,19 kg/1000 km Xe tải động cơ Diezel

> 3,5 tấn

28 kg/1000 km 20S kg/1000 km 55 kg/1000 km Xe tải động cơ Diezel

< 3,5 tấn

1 kg/1000 km 1,16S kg/1000 km 0,7 kg/1000 km Mô tô và xe máy 16,7 kg/1000 km 0,57 kg/1000 km 0,14 kg/1000 km

(S: hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (hàm lượng trong xăng dầu là 0,5%)

(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng- Môi trường không khí. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003)

Do dự án được xây dựng trên diện tích là đồi thấp và một phần là ruộng, vậy quá trình tạo mặt bằng cho dự án cần phải đập phá các công trình cũ và san gạt mặt bằng. Phương tiện sử dụng chủ yếu là máy xúc gầu ngược và máy ủi. Trong khu vực thực hiện dự án có 3 máy xúc và 3 máy ủi, ước tính lượng dầu tiêu hao trong một giờ cho các phương tiện này là:

W = 6 x 30 = 180 lít/giờ

Bảng 3.3 Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) trong giai đoạn thi công XDCB

STT Loại khí thải Định mức thải ra trên 1 tấn dầu (kg/tấn dầu) Tổng lượng khí thải (g/giờ) 1 CO 28 5404 2 SO2 20.S 3600 3 NO2 55 9900 4 VOC 2,6 468 5 Bụi muội 4,3 774

tư, thiết bị cần vận chuyển khoảng 90.000 tấn quy ra khoảng 9000 lượt xe (tải trọng 10 tấn) tiêu chuẩn lưu thông ra – vào khu vực dự án. Với hình thức cung cấp nguyên vật liệu xây dựng liên tục thì ước tính trung thời gian thi công xây dựng 24 tháng sẽ có khoảng 600 ngày làm việc, trung bình ngày làm việc 8h. Ước tính trung bình cứ 1h có 2 xe ra vào khu vực dự án. Tải lượng ô nhiễm khí CO, SO2, NO2 do các phương tiện vận tải thải ra trong các ngày cao điểm tại khu vực dự án được xác định như sau:

+ Tải lượng CO: ECO= 2 xe/h ×28= 56 kg/1000km.h= 0,0156 mg/m.s + Tải lượng SO2: ESO2= 2xe/h×20×0,5=20 kg/1000km.h= 0,006mg/m.s + Tải lượng NO2 :ENO2 = 2 xe/h ×55= 110 kg/1000km.h= 0,0306 mg/m.s

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình

TT Khí thải Tải lượng ô nhiễm trên tuyến đường

thi công (mg/m.s)

1 CO 0,0156

2 SO2 0,006

3 NO2 0,0306

* Quy mô bị tác động

Phạm vi ảnh hưởng là khu vực dự án và xung quanh, khu vực hai bên tuyến đường vận chuyển.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí:

- Các yếu tố về khí tượng như: Tính ổn đi ̣nh của khí quyển; Hướng gió và tốc đô ̣ gió; Nhiê ̣t đô ̣; Đô ̣ ẩm và mưa.

- Yếu tố về đi ̣a hình và các công trình xây dựng trong khu vực.

Đối với các nguồn gây ô nhiễm di đô ̣ng tính toán mức đô ̣ lan truyền ô nhiễm theo công thức thực nghiê ̣m Sutton đối với nguồn đường phát thải liên tu ̣c. Xét nguồn đường ở đô ̣ cao gần mă ̣t đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường.

- Sơ đồ tính nguồn đường:

Gió thổi vuông góc với nguồn đường

u (m/s)

x

Điểm tiếp nhận

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

Hình 3.1: Mô hình phát tán nguồn đường Công thức tính toán như sau:

C(x) = 2E/ (2Π) 1/2 σz.u (1)

Hoặc có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:

[ z h ] [ z h ] u E C X 0,8. (exp ( )2/2σz2 exp ( )2/2σz2 )/σz ) ( = − + + − − (2) Trong đó:

E: Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán ở phần trên cho mỗi loại tác nhân ô nhiễm;

σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. σz

được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây:

σz = 0,53.x0,73

x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi. u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 1,1m/s. z: Độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 0,5 m.

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất, h = 0 m. (GS.TS Phạm Ngọc Đăng- Môi trường không khí. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003).

Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình. Dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng 3.5.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w