Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên (Trang 41)

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM

3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án

a/ Ô nhiễm môi trường không khí

* Nguồn phát sinh chất ô nhiễm

Khi thi công xây dựng công trình sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công. Ngoài ra, số lượng xe chở nguyên - vật liệu đến công trình sẽ làm gia tăng lưu lượng giao thông tại khu vực dự án. Các thiết bị này khi hoạt động trên công trường sẽ gây nên tác động đối với môi trường không khí.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

- Nguồn gây ô nhiễm di động: Do các phương tiện vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, quá trình đốt nhiên liệu…

- Nguồn gây ô nhiễm tương đối cố định: Các thiết bị thi công như máy trộn bê tông, máy tời...

* Thành phần và tải lượng

Chất ô nhiễm trong giai đoa ̣n thi công là bu ̣i đất, đá và các loa ̣i khí thải độc hại của các phương tiê ̣n, máy móc thiết bi ̣ thi công: Pb, SO2, NOx, H2S, CO, muô ̣i,...

Công trình được thiết kế theo phương án móng cọc bê tông cốt thép, vì vậy lượng đất đá đào móng phát sinh không đáng kể và được tận dụng để san nền tại chỗ không phải vận chuyển đi đổ thải. Trong giai đoạn này lượng bụi và khí thải chủ yếu phát sinh do các phương tiện giao thông chạy trên đường trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho dự án.

Mức độ ô nhiễm khí thải giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ xe, chất lượng kỹ thuật xe trên công trường và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

lượng các chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở ‘Hệ số ô nhiễm không khí” căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sổ tay về công nghệ môi trường, tập 1: “Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất”.

Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính

Loại xe CO SO2 NOx

Xe ô tô con và xe khách

7,72 kg/1000 km 2,05S kg/1000 km 1,19 kg/1000 km Xe tải động cơ Diezel

> 3,5 tấn

28 kg/1000 km 20S kg/1000 km 55 kg/1000 km Xe tải động cơ Diezel

< 3,5 tấn

1 kg/1000 km 1,16S kg/1000 km 0,7 kg/1000 km Mô tô và xe máy 16,7 kg/1000 km 0,57 kg/1000 km 0,14 kg/1000 km

(S: hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (hàm lượng trong xăng dầu là 0,5%)

(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng- Môi trường không khí. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003)

Do dự án được xây dựng trên diện tích là đồi thấp và một phần là ruộng, vậy quá trình tạo mặt bằng cho dự án cần phải đập phá các công trình cũ và san gạt mặt bằng. Phương tiện sử dụng chủ yếu là máy xúc gầu ngược và máy ủi. Trong khu vực thực hiện dự án có 3 máy xúc và 3 máy ủi, ước tính lượng dầu tiêu hao trong một giờ cho các phương tiện này là:

W = 6 x 30 = 180 lít/giờ

Bảng 3.3 Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) trong giai đoạn thi công XDCB

STT Loại khí thải Định mức thải ra trên 1 tấn dầu (kg/tấn dầu) Tổng lượng khí thải (g/giờ) 1 CO 28 5404 2 SO2 20.S 3600 3 NO2 55 9900 4 VOC 2,6 468 5 Bụi muội 4,3 774

tư, thiết bị cần vận chuyển khoảng 90.000 tấn quy ra khoảng 9000 lượt xe (tải trọng 10 tấn) tiêu chuẩn lưu thông ra – vào khu vực dự án. Với hình thức cung cấp nguyên vật liệu xây dựng liên tục thì ước tính trung thời gian thi công xây dựng 24 tháng sẽ có khoảng 600 ngày làm việc, trung bình ngày làm việc 8h. Ước tính trung bình cứ 1h có 2 xe ra vào khu vực dự án. Tải lượng ô nhiễm khí CO, SO2, NO2 do các phương tiện vận tải thải ra trong các ngày cao điểm tại khu vực dự án được xác định như sau:

+ Tải lượng CO: ECO= 2 xe/h ×28= 56 kg/1000km.h= 0,0156 mg/m.s + Tải lượng SO2: ESO2= 2xe/h×20×0,5=20 kg/1000km.h= 0,006mg/m.s + Tải lượng NO2 :ENO2 = 2 xe/h ×55= 110 kg/1000km.h= 0,0306 mg/m.s

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình

TT Khí thải Tải lượng ô nhiễm trên tuyến đường

thi công (mg/m.s)

1 CO 0,0156

2 SO2 0,006

3 NO2 0,0306

* Quy mô bị tác động

Phạm vi ảnh hưởng là khu vực dự án và xung quanh, khu vực hai bên tuyến đường vận chuyển.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí:

- Các yếu tố về khí tượng như: Tính ổn đi ̣nh của khí quyển; Hướng gió và tốc đô ̣ gió; Nhiê ̣t đô ̣; Đô ̣ ẩm và mưa.

- Yếu tố về đi ̣a hình và các công trình xây dựng trong khu vực.

Đối với các nguồn gây ô nhiễm di đô ̣ng tính toán mức đô ̣ lan truyền ô nhiễm theo công thức thực nghiê ̣m Sutton đối với nguồn đường phát thải liên tu ̣c. Xét nguồn đường ở đô ̣ cao gần mă ̣t đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường.

- Sơ đồ tính nguồn đường:

Gió thổi vuông góc với nguồn đường

u (m/s)

x

Điểm tiếp nhận

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

Hình 3.1: Mô hình phát tán nguồn đường Công thức tính toán như sau:

C(x) = 2E/ (2Π) 1/2 σz.u (1)

Hoặc có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:

[ z h ] [ z h ] u E C X 0,8. (exp ( )2/2σz2 exp ( )2/2σz2 )/σz ) ( = − + + − − (2) Trong đó:

E: Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán ở phần trên cho mỗi loại tác nhân ô nhiễm;

σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. σz

được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây:

σz = 0,53.x0,73

x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi. u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 1,1m/s. z: Độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 0,5 m.

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất, h = 0 m. (GS.TS Phạm Ngọc Đăng- Môi trường không khí. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003).

Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình. Dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng 3.5.

giai đoạn thi công xây dựng của dự án STT Khoảng cách x (m) σz (m) CO (µg/m3) NO2 (µg/m3) SO2 (µg/m3) 1 5 1,716026 12,67 24,86 4,87 2 10 2,846269 7,85 15,40 3,02 3 15 3,826683 5,88 11,53 2,26 4 20 4,720932 4,78 9,38 1,84 5 30 6,347086 3,56 6,99 1,37 6 50 9,215608 2,46 4,82 0,95 TCVN 5937:2005 Trung bình 1h 30.000 200 350 Trung bình 24h - - 125

So sánh với TCVN 5937:2005, nhận thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm như CO, SO2, NOx thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.

Nhận xét: Từ các kết quả tính toán trên cho thấy phạm vi và mức độ ảnh hưởng của phương tiện giao thông, máy móc hoạt động trong phạm vi dự án là không đáng kể. * Đánh giá tác động

Lượng bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng công trình như đã tính toán là không đáng kể. Vì vậy, bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn này không gây trở ngại lớn đến các hoạt động của dân cư xung quanh khu vực dự án cũng như hoạt động của công nhân trong công trường xây dựng.Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hoàn toàn hiện tượng bụi phát tán trong không khí, bám vào cây cối, quần áo công nhân... Điều này không đáng lo ngại vì có thể khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản (sẽ được trình bày cụ thể ở chương 4)

b/ Ô nhiễm môi trường nước

* Nguồn phát sinh

Trong giai đoạn này, nguồn phát sinh chất ô nhiễm gây ảnh hưởng tới môi trường nước bao gồm:

- Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án cuốn theo cặn bẩn, dầu mỡ rơi vãi trên công trường do các phương tiện thi công. Lượng chất thải này ít nhưng đặc thù ô nhiễm cao.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

hoạt của công nhân tại công trường.

Nguồn gốc ô nhiễm và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường nước được thể hiện tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị TT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị

1 Nước mưa chảy tràn

Chất rắn lơ lửng, kim loại nặng do rửa trôi, dầu mỡ nhiên liệu từ quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị, xác thực vật…

2 Nước thải sinh hoạt Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD, COD, hợp chất nitơ, phốt pho) và vi khuẩn.

* Lưu lượng

 Nước mưa chảy tràn

Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất từ khu vực dự án được xác định theo công thức thực nghiệm sau:

Q = 2,78 x 10-7 x ψ x F x h (m3/s). Trong đó:

2,78 x 10-7- hệ số quy đổi đơn vị.

ψ: hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc... (ψ = 0,7) h- Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h). F- Diện tích khu vực thi công. F = 66.000 m2.

(Nguồn: Lâm Minh Triết - Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)

Thay các giá trị trên vào công thức, xác định được lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án vào khoảng 1,284 m3/s.

 Nước thải sinh hoạt

Với tổng số công nhân xây dựng ở giai đoạn này là 100 người nên lưu lượng nước thải sinh hoạt tối đa khoảng 20 m3/ngày (định mức sử dụng là 200 lít/người/ngày đối với công nhân ăn ở tại công trường).

* Thành phần và nồng độ

 Nước mưa chảy tràn

Các tác nhân ô nhiễm chính trong nước mưa chảy tràn là đất đá (tạo nên thông số SS) tại chính khu vực. Loại ô nhiễm này không có tính độc hại đặc biệt, và sự ô nhiễm

tập trung vào đầu cơn, (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Lượng chất cặn ô nhiễm trong nước mưa đầu cơn được xác định theo công thức:

G = Mmax (1 – exp(- KzT)). F (kg) Trong đó:

Mmax -Lượng chất bẩn tích tụ lớn nhất sau thời gian không mưa T ngày; thường chọn Mmax= 200-250 kg/ha.

Kz - Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, phụ thuộc vào quy mô dự án có thể chọn từ 0,2 đến 0,5 /ngày. Đối với dự án loại này có thể chọn Kz = 0,2/ngày..

T: Thời gian tích tụ (bằng thời gian giữa hai lần mưa liên tiếp): (ngày) F: Diện tích khu vực dự án (ha).

Diện tích khu vực dự án là 6,6 ha.

Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10), giá trị trung bình T =10 ngày thì lượng bụi cuốn theo nước mưa là:

G = 220[1- exp(-0,2 x 10)] x 6,6= 1255,49 kg.

Lượng chất bẩn này làm nước mưa chảy tràn bị ô nhiễm (đặc biệt là vào đầu cơn). Thành phần chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng này phần lớn là các thành phần đất đá tự nhiên do quá trình thi công xây dựng và một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt rơi vãi trên bề mặt.

 Nước thải sinh hoạt

` Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (đặc trưng bởi BOD và COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh.(xem bảng 3.7).

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”

Bảng 3.7: Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) (mg/l) BOD5 45 - 54 1,80 – 2,16 450 - 540 50 SS 70 - 145 2,80 – 5,80 700 - 1450 100 ∑N 6 - 12 0,24 – 0,48 60 - 120 50 Amôni 2,4 - 4,8 0,96 – 0,19 24 - 48 10 ∑P 0,4 - 0,8 0,016 – 0,032 4 - 8 10 Coliform 106- 109 MPN/100ml 5000MPN/100ml

(Nguồn: Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ . Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002)

Với kết quả tính toán như bảng 3.6 cho thấy khi nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm vượt rất nhiều lần so với QCVN 14: 2008/BTNMT, vượt quá tiêu chuẩn thải từ 9 – 10,8 lần đối với BOD5, từ 7 – 14,5 lần đối với SS…. Nếu không được xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ gây tác động xấu tới nguồn tiếp nhận, tác động xấu đến nguồn nước ngầm, từ đó gây ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nước cấp cho các hộ dân sống xung quanh.

* Quy mô bị tác động

 Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của công nhân xây dựng là không lớn (20 m3/ngày), vì vậy toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường sẽ được xử lý qua hệ thống bể tự hoại được xây dựng khi mới bắt đầu thi công các công trình, do đó mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

 Nước mưa chảy tràn

Khi xâm nhập vào các nguồn tiếp nhận sẽ gây các tác động chủ yếu là tăng độ đục, tăng chỉ tiêu TS, có thể gây bồi lắng cục bộ gây ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, ứ đọng.... Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình sự phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng và nước mưa chảy tràn có thể gây ra một số cản trở cho các hoạt động của công trình thi công.

+ Trong mùa mưa, nếu không có phương án thoát nước mưa thì sẽ gây ra tình trạng ứ đọng dòng chảy hoặc nước chảy lênh láng ra đường, khu dân cư xung quanh khu vực gây cản trở cho hoạt động đi lại của công nhân, xe vận chuyển và hoạt động đi lại của người dân.

+ Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nếu không bố trí và xử lý thích hợp có thể gây ra mùi hôi và là nguồn phát tán vi khuẩn gây bệnh, vì vậy không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân mà còn ảnh hưởng đến dân cư sống xung quanh khu vực dự án.

Tuy nhiên, chủ dự án đã có các biện pháp để phòng chống và giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu có thể xảy ra.

c/ Ô nhiễm chất thải rắn

* Nguồn phát sinh

- Đất đá phát sinh trong quá trình đập phá tháo rỡ công trình cũ, do đào móng, đào hào chống mối... của các công trình xây dựng.

- Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ các loại nguyên vật liệu rơi vãi, dụng cụ hỏng....

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường xây dựng.

* Thành phần và tải lượng

- Đất đá do đào móng, đào hào chống mối...có khối lượng không đáng kể (chỉ khoảng 2 – 3 chục khối) được tận dụng để san nền ngay tại công trình.

- Chất thải rắn do nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao xi măng, đầu mẩu gỗ,

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w