Các nhân t ố khác

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam ppt (Trang 31 - 79)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.3.2.4. Các nhân t ố khác

Nằm trong hoạt động của ngân hàng nên nó không chỉ chịu sự quản lý riêng biệt của ngân hàng đó mà nó chịu sự quản lý của nhà nước bằng các chính sách, các quy định về bảo lãnh. Các cơ quan Nhà nước sẽ xây dựng

những chính sách, quy định về bảo lãnh để định hướng cho việc phát triển hoạt động bảo lãnh ở các NHTM, với những định hướng này hoạt động bảo

lãnh sẽ được kiểm soát và quản lý chặt hơn để hạn chế rủi ro nhưng nó cũng

không làm giảm bớt sự linh hoạt trong khi thực hiện bảo lãnh của các ngân hàng.

Ví dụ như sự ra đời của các quyết định 283/200/QĐ-NHNN về điều kiện

bảo lãnh đối với khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với TCTD hay quyết định 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế bảo

lãnh ngân hàng đã định hướng đi rất phù hợp cho các ngân hàng trong khi thực hiện hoạtđộng bảo lãnh.

Môi trường chính trị xã hội cũng có tác động đến chất lượng bảo lãnh của

các ngân hàng, được làm việc trong một môi trường ổn định và nền kinh tế

phát triển, tăng trưởng bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi để có được những

hợp đồng bảo lãnh có chất lượng tốt. Sự mở rộng hợp tác quốc tế cũng tác

động lớn, quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài không chỉ tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện được hợp đồng kinh tế có chất lượng mà còn có thể

giúp ta có thêm nguồn vốn từ bên ngoài, các mối quan hệ với nước ngoài là yếu tố quan trọng đặc biệt là trong bảo lãnh đối ứng. Bên cạnh đó thì điều

kiện tự nhiên cũng sẽ tác động đến hoạt động bảo lãnh nhất là với những hợp đồng bảo lãnh có liên quan đến những dự án xây dựng hay những hợp đồng

Chương 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về SGD Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Lịch s hình thành và phát triển

* Hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Để góp phần khôi phục kinh tế sau chiến tranh tạo tiền đề cho nền kinh tế

Việt Nam phát triển, Chính phủđã quyếtđịnh thành lập Ngân hàng Kiến thiết

Việt Nam - Tiền thân của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (24/6/1957). Ban đầu chỉ với 8 chi nhánh và 200 cán bộ nhưng Ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn

Ngân sách đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Đến ngày 24/6/ 1981, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn này Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng

Việt Nam và trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Thời gian này ngân hàng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản, đây cũng là thời kỳ ngân hàng có bước chuyển mình theo nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, góp phần tạo nên những

công trình lớn cho đất nước.

Ngày 14/11/1990 đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và được giữ nguyên tên gọiấy cho đến nay. Ngân hàng đã thực hiện nhiệm vụ nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; chủđộng, sáng tạo áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn trong dân bằng

VND và ngoại tệ để cho vay đầu tư phát triển theo đường lối công nghiệp

Từ năm 1995 Ngân hàng chuyển đổi hoạt động và được kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, nghiên cứu xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá bỏ thế độc canh tín dụng

trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời đây cũng là ngân hàng đi đầu trong

việc thành lập các ngân hàng liên doanh với nước ngoài nhằm góp phần phát triểnđất nước, như: Ngân hàng liên doanh VID PUBLIC.

Năng lực quản trị và công nghệ của ngân hàng được nâng lên qua các năm. Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính cũngđạt mứcđáng kể. Đến 30/6/07 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã đạt quy mô tăng trưởng khá, với

tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷđồng, quy mô hoạt động của NHĐT&PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995.

BIDV cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế bởi tổ chức định hạng Moody’s với kết quả xếp

hạng tín nhiệmđạt trần quốc gia.

Trong nhiều năm liền BIDV đã được trao tặng giải thưởng Ngân hàng thanh toán xuất sắc của năm do Citybank trao tặng.

Sở giao dịchNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Lớn mạnh cùng đất nước, Ngân hàng đầu tư càng ngày càng mở rộng

mạng lưới hoạtđộng của mình và kết quả của quá trình xây dựng và phát triển đó là sự ra đời của Sở giao dịch (28/3/1991). Những bướcđi chập chững đầu

tiên với 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, cấp phát vốn ngân sách, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mụcđích ,

đúngđịa chỉ cho các dự án…

5 năm sau (1996 – 2000) có sự chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động

kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động tự trang trải cho mình, đồng thời mở

rộng quy mô với 167 cán bộ nhân viên, 12 phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm.

Sở giao dịch của Ngân hàng cũng là nơi thử nghiệm thành công các sản

phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. Đến năm 2002 thì tổng tài sản của Sở giao dịch là 9.512 tỉ đồng, huy động vốnđạt 7.732 tỉ đồng, dư nợ cho vay 4.232 tỉ đồng, cơ cấu dịch vụ

chiếm 16,27%

Trong 4 năm từ 2002-2005 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất

nước cũng như sự phát triển của toàn ngành ngân hàng, Sở giao dịch tách và nâng cấp thêm 4 đơn vị thành viên chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn: + Chi nhánh Bắc Hà Nội (2002) + Chi nhánh Hà Thành (2003) + Chi nhánh Đông Đô (2004) + Chi nhánh Quang Trung (2005)

Tổng tài sản lên tới 1000 tỉ đồng, với mục tiêu huy động vốnđáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành, phục vụ

các khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu,

phát triển dịc vụ Ngân hàng hiệnđại.

Trong năm 2006 Sở giao dịch tiếp tục phấnđấu lớn mạnh về mọi mặt theo phương châm “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động

của Ngân hàng”, đưa tỷ lệ thu dịch vụ lên tới 20%/năm.

Là đơn vị đi đầu của BIDV, SGD xác định rằng luôn phải phát huy tốt vai trò đơn vị chủ lực , phát huy tốt vai trò đầu mối trong tổ chức, triển khai thoả

thuận hợp tác toàn diện với khách hàng là tập đoàn, Tổng công ty lớn, các

định chế Tài chính lớn của toàn ngành. Sự phát triển của Sở giao dịch có tác

động to lớn đến sự phát triển của cả hệ thống BIDV do vậy mà trong từng

bước phát triển của mình SGD luôn xác định là phải phát triển an toàn, hiệu

tăng trưởng về dư nợ cho vay bình quân từ 18-20 %/năm, tăng trưởng thu dịch vụđạt mức 25-27%/năm, trích đủ dự phòng rủi ro, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách và đảm bảo doanh lợi cho ngân hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SGD Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam

P. Tín dụng 1 P. Tín dụng 2 P.Tín dụng 3 ` P. Thẩm định P. Quản lý Tín dụng P. Thanh toán quốc tế ` P. Dịch vụ khách hàng DN1 P. Dịch vụ khách hàng DN2 P. Dịch vụ khách hàng CN P. Tiền tệ kho quỹ P. Kế hoạch Nguồn vốn P. Tài chính kế toán P. Tổ chức cán bộ P. Hành chính quản trị P. Điện toán P. Kiểm tra nội bộ P. Giao dịch I P. Giao dịch II P. Giao dịch III Khối Tín dụng Khối Quản lý nội bộ Khối Dịch vụ Khối Đơn vị trực thuộc BAN GIÁM ĐỐC

2.1.3. Những nét chính trong hoạt động kinh doanh của SGD I

Những năm qua SGD I đã thực hiện hiệu quả và hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và nhiệm vụ kinh doanh của một đơn vị

thuộc khối ngân hàng trong hệ thống BIDV. Tăng trưởng trong những năm qua đạtổnđịnh và bền vững, lợi nhuận hằng năm thường chiếm 10% toàn hệ

thống.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Là đơn vị chủ chốt của hệ thống BIDV trong những năm qua SGD I đã có sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn nhằm phục vụ cho kinh doanh và

đầu tư phát triển. Để đạt được kết quảđó trong khi thị trường Tài chính có sự

cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức trung gian tài chính SGD I của BIDV đã không ngừng đổi mới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tạo tính linh hoạt hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của thực tế như: Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, phát hành Tiết kiệm xây dựng nhà ở, Tiết kiệm bậc thang hay tiết kiệm

dự thưởng …v.v.

Ngoài ra đây cũng là nơi thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động

vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. SGD I cũng đã phát hành các chứng chỉ tiền gửi nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SGD I qua các nămĐơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2007 so với 2006 Tuyệt đối % 1 Huy động vốn cuối kỳ 14.395 19.281 4.886 34% Trong đó: - Huy động từ tổ chức 10.407 16.702 6.295 60% - Huy động từ dân cư 3.988 2.579 -1.409 -35%

Trong đó: - Huy động VND 12.228 16.253 4.025 33% - Huy động ngoại tệ 2.167 3.028 861 40% Trong đó: - Huy động ngắn hạn 8.022 11.767 3.745 47% - Huy động dài hạn 6.373 7.514 1.141 18% 2 Huy động vốn BQ 11.295 18.543 7.248 64%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

Những năm qua SGD I đã có sự cố gắng trong việc huy động vốn, mức

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam ppt (Trang 31 - 79)