Giáo dục thế hệ trẻ học tập và làm theo những chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Liên hệ với thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương (Trang 68 - 77)

đức của Hồ Chí Minh

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp nhất đối với việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên ở trường Đại học Ngoại thương nói riêng. Thông qua việc giáo dục đạo đức ở trường, đặc biệt qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ một số chuẩn mực đạo đức sau đây:

Trung với nước, hiếu với dân

Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất của người cách mạng. Người cũng luôn nhắc nhở thanh niên phải luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân.

Trung với nước, trước hết phải thường xuyên quan tâm giáo dục sinh viên tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù. Vì vậy con người Việt Nam mới nói chung cũng như sinh viên Đại học Ngoại thương nói riêng phải được nuôi dưỡng tinh thần yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt

Nam. Trước hết phải làm cho sinh viên nhận thức sâu sắc chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với những nội dung cơ bản: Yêu quê hương, xứ sở, xóm làng; gắn bó và cố kết cộng đồng; tự hào lịch sử và văn hoá ông cha; ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc.

Đảng ta nhấn mạnh: “Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác”

Hiện nay, yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội là một; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đồng thời biết tiếp thu những tư tưởng tiến của thời đại. Yêu nước của sinh viên Ngoại thương trong giai đoạn hiện nay phải được thể hiện ở việc học tập tốt, giữ vững phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức cách mạng để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hồ Chí Minh rất đề cao tri thức, học vấn. Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, Người luôn nhấn mạnh: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó, muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải có học thức. Hồ chí Minh luôn nhắc nhở thanh niên phải không ngừng học tập: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được…Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”

Trên thực tế, sinh viên trường Đại học Ngoại thương rất say mê học tập và nghiên cứu khoa học, họ đã đạt rất nhiều các giải thưởng trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học và Olympic. Từ năm 2000 đến 2005 trong kỳ thi Olympic toán, sinh viên của trường đã đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải khuyến khích…

Học tập tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh là biểu hiện cụ thể lòng trung với nước của sinh viên Ngoại thương trong giai đoạn hiện nay. Học tập trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở và từ chính thực tiễn cuộc sống. Học không phải để “làm quan” như trong

xã hội cũ, mà là “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà”

Trung với nước gắn liền với hiếu với dân. Hiếu với dân của sinh viên Ngoại thương được thể hiện ở sự kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, toàn thể nhân dân. Hiếu với dân còn là biết nghe ý kiến của nhân dân, tích cực giúp đỡ họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đồng thời dám đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Trong những năm qua, chữ “hiếu” của sinh viên Ngoại thương đã được thể hiện cụ thể ở những phong trào tình nguyện giúp đỡ nhân dân. Sinh viên Ngoại thương luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho đồng bào, nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách…Chương trình: “Tết với đồng bào nghèo” được thực hiện nhân các dịp tết nguyên đán, Đoàn thanh niên cũng đã tặng quà cho trên 100 gia đình chính sách, hộ nghèo của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, nhận phụng dưỡng một số bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Để phát huy phẩm chất đạo đức này, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần tổ chức tốt các phong trào tình nguyện giúp đỡ nhân dân các vùng khó khăn, thiên tai, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…Ngoài ra các cán bộ, giáo viên trong trường cũng phải gương mẫu thực hiện các chương trình từ thiện. Từ đó giúp sinh viên củng cố niềm tin, có lý tưởng sống đẹp, hướng thiện.

Yêu thương con người là một phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã tiếp thu truyền thống nhân nghĩa của dân tộc và nâng nó lên thành một tình cảm rộng lớn. Yêu thương trước hết giành cho những người cùng khổ trên thế giới; yêu thương còn được thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, những người xung quanh; yêu thương còn giành cho cả những người có sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa.

Yêu thương con người ở trường Đại học Ngoại thương trước hết đòi hỏi các thầy cô giáo phải có lòng yêu thương, đoàn kết lẫn nhau. Yêu thương còn là tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và vui chơi, đồng thời tạo cơ hội cho những sinh viên có khuyết điểm được sửa chữa lỗi lầm của mình.

Trong những năm qua, trường Đại học Ngoại thương đã luôn có những biện pháp hỗ trợ sinh viên trong việc học tập, sinh hoạt và vui chơi. Nhà trường đã đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập, sinh hoạt cho người học như: thư viện, nhà văn hoá, ký túc xá, nhà thể thao, sân tập thể thao…Đây là những biểu hiện sinh động của sự quan tâm và tình yêu thương của nhà trường đối với sinh viên.

Thư viện của trường được thiết kế thông thoáng, được trang bị máy tính và phần mềm quản lý dữ liệu điện tử để sinh viên có thể tra cứu tài liệu nhanh chóng, hiệu quả. Hiện nay, thư viện có 15.662 tên sách tương đương với 38.698 bản, có 254 loại báo và tạp chí, trong đó có 31 loại báo và tạp chí ngoại văn. Thư viện mở cửa phục vụ sinh viên từ 7h30 và đóng cửa lúc 21h.

Các phòng học đa năng của trường được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy và học như: máy chiếu, máy tính, loa, đầu DVD... Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên sử dụng hội trường, sân trường để tổ chức các hoạt động thể thao, văn hoá. Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng nhà trường vần dành 1 phòng dùng làm nhà văn hoá sinh viên. Nhà văn hoá với hơn 200 chỗ, thường xuyên hoạt động phục vụ miễn phí các chương trình như: hội nghị, giao lưu văn hoá văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, chiếu phim.

Công tác đảm bảo chế độ chính sách cho người học luôn được nhà trường quan tâm. Ngay từ khi người học trúng tuyển, nhà trường tiếp nhận hồ sơ, phân loại các đối tượng được ưu tiên, phổ biến các chế độ chính sách đối với đối tượng được hưởng. Hàng năm, trung bình có khoảng 800 suất học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người học cũng đã được tổ Y tế trường làm tốt. Hàng năm, sinh viên đều được mua

bảo hiểm thân thể. Sinh viên mới nhập học đều được khám sức khoẻ. Công tác tuyên truyền về y tế học đường đã được thực hiện định kỳ trong năm học.

Để đảm bảo điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cho sinh viên nội trú, nhà trường thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống trang thiết bị điện, nước, vệ sinh trong ký túc xá. Năm 2005, nhà trường đã xây mới bếp ăn tập thể nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sinh viên. Việc tổ chức trông xe cho sinh viên cũng được cải thiện. Hiện tại, nhà trường có 3 bãi để xe phục vụ từ 7h đến 21h với giá cả hợp lý và đảm bảo an toàn. Hệ thống loa, đài phát thanh, bảng tin được bảo dưỡng, duy trì tốt nhằm phục vụ công tác tuyên truyền phục vụ công tác học tập và sinh hoạt của sinh viên.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất của nhà truờng còn những hạn chế nhất định. Đó là cơ sở vật chất dành cho các hoạt động thể thao, văn nghệ chưa tương xứng với quy mô đào tạo của trường; việc hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở cho sinh viên còn nhiều hạn chế; ký túc xá của trường chỉ đáp ứng được 20% chỗ ở cho sinh viên hàng năm. Vì vậy, nhà trường cần xây dựng mới và đầu tư trang thiết bị cho hội trường nhằm phục vụ các hoạt động sinh hoạt tập thể cho sinh viên. Ngoài ra, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và Phòng công tác chính trị sinh viên nên có kế hoạch xúc tiến việc hỗ trợ tìm kiếm nơi ở cho người học. Thực hiện tốt những việc đó sẽ làm cho sinh viên có sự tin tưởng, yêu mến ngôi trường của mình. Từ đó giúp họ có ý thức chấp hành tốt những nội quy của trường, đoàn kết, gắn bó, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt để cùng nhau xây dựng nhà trường.

Ngoài ra, chúng ta còn phải giáo dục sinh viên xây dựng tình bạn chân chính và tình yêu trong sáng. Biểu hiện cụ thể của tình bạn chân chính là sự quan tâm, giúp đỡ nhau một cách vô tư, hoàn toàn tự nguyện trong quá trình học tập ở trường cũng như ngoài xã hội. Cùng với tình bạn là tình yêu, một giá trị nổi bật ở tuổi trẻ, tình yêu có thể nâng đỡ con người vươn tới những đỉnh cao của ước mơ và khát vọng, ngược lại, nhiều khi nó cũng đưa con người tới những sự thất bại đau đớn. Nhận thức và đánh giá đúng những đặc

điểm của tình yêu có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức rất quan trọng, là những phẩm chất cần thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, Hồ Chí Minh đã nhắc đến rất nhiều. Phẩm chất này có ý nghĩa thời sự trong giai đoạn hiện nay, khi mà Đảng ta nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Đối với trường Đại học ngoại thương, Cần được thể hiện ở sự say mê nghề nghiệp, say mê nghiên cứu khoa học, luôn tự nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường; là sự say mê học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hàng năm, các cuộc Hội thảo khoa học về việc nâng cao chất lượng giảng dạy đã được diễn ra. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học trong 5 năm là 93 đề tài, cụ thể: năm 2001: 26 đề tài; 2002: 16 đề tài; 2003: 18 đề tài; 2004: 13 đề tài; 2005: 20 đề tài. các đề tài luôn được hoàn thành đúng hạn và đạt kết quả tốt. Bên cạnh công việc giảng dạy, các giảng viên của trường còn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, viết báo và các công trình khoa học. Có nhiều bài báo không chỉ đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước mà còn đăng trên nhiều tạp chí của nước ngoài. Xét theo tiêu chí, tỷ lệ số lượng bài báo đăng trên các tạp chí từ cấp chuyên ngành trở lên trên số lượng giảng viên cơ hữu của trường từ năm 2001- 2005 đạt mức trung bình là 86/194. Số lượng các bài báo được tăng dần qua các năm, năm 2001- 2002 mới chỉ có 50 bài, năm 2002- 2003: 70 bài, năm 2003- 2004, số lượng các bài báo đã tăng gần gấp đôi so với năm 2001, lên tới 107 bài báo.

Để thực hiện cần theo tư tưởng Hồ Chí minh, thế hệ trẻ trường Đại học Ngoại thương cần chăm chỉ học tập và nghiên cứu khoa học; tích cực liên hệ vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, gắn chặt giữa việc học tập trên lớp với tham quan tìm hiểu thực tế để đạt được kết quả học tập cao nhất.

Về vấn đề thực hành tiết kiệm trong nhà trường. Điểm nổi bật nhất đó là: bắt đầu từ năm 2005, thực hiện chủ trương của nhà nước về tự chủ tài chính, trường Đại học Ngoại thương là một trong những trường đi đầu trong việc thực hiện chủ trương tự đảm bảo tài chính. Để thực hiện được công việc đó, công tác quản lý tài chính của trường đã được đổi mới theo hướng tự chủ, tự cân đối các nguồn thu, chi theo hướng tích cực, đảm bảo chủ động trong chi tiêu. Nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đảm bảo quản lý thống nhất các nguồn thu- chi tạo cơ sở để trường thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên trong toàn trường và duy trì tốt mọi hoạt động thường xuyên của nhà trường.

Đối với sinh viên, kiệm phải được thể hiện ở những công việc cụ thể hàng ngày. Sinh viên cần phải biết quý trọng thời gian, biết sử dụng thời gian một cách hợp lý và có ích. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Tuổi trẻ là thời gian đẹp nhất của một con người. Vì vậy, sinh viên không nên để thời gian trôi đi một cách vô ích, hãy dành thời gian cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, những trò vui chơi lành mạnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Ngoài ra, sinh viên cần thực hiện lối sống giản dị, tiết kiệm, không nên tiêu xài hoang phí. Kiệm còn là biết tắt điện, tắt quạt sau mỗi buổi học, luôn có ý thức giữ gìn tài sản chung của nhà trường.

Liêm, chính, chí công vô tư cũng được nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc. Nhà trường đã hưởng ứng một cách tích cực cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Trường Đại học Ngoại thương hầu như không có tiêu cực trong thi cử. Các giáo viên đều nghiêm túc trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Việc coi thi và chấm thi đều được 2 giáo viên thực hiện. Nhiều môn học đã thực hiện chấm trên máy để đảm bảo tính công bằng, khách quan cho người học.

Các công việc khác của trường đều được thực hiện một cách công khai và dân chủ. Những việc của trường đều được đưa ra hội nghị cán bộ công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức hàng năm. Nhà trường đã ban hành quy chế dân chủ theo quyết định 1059/TCCB ngày 19-11-2004 và đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm thực hiện quy chế này. Đó là trong việc đề bạt và bổ nhiệm cán bộ, việc tuyển dụng, tuyển sinh, tài chính…Chính vì vậy trong rất nhiều năm tình hình trong trường ổn định, đoàn kết, không có thắc mắc, khiếu nại gì. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường luôn sẵn sàng đón tiếp cán bộ, giáo viên và sinh viên đóng góp ý kiến cho nhà trường vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. Mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức Hội nghị đối thoại giữa nhà trường và sinh viên. Nhà trường có 1 hòm thư để cán bộ, giáo viên đóng góp ý kiến. Hàng tháng, Phòng Công tác chính trị và sinh viên nhận đơn thư góp ý chuyển đến Đảng uỷ, Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết.

Những việc đã làm được của trường là nhân tố thuận lợi góp phần

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Liên hệ với thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương (Trang 68 - 77)