Thực trạng của việc giáo dục đạo đức ở trường Đại học Ngoại thương

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Liên hệ với thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương (Trang 61 - 68)

đức tốt. Không chỉ có năng lực học tốt, sinh viên Ngoại thương còn có phẩm chất chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh. Có được điều đó là do họ được giáo dục rèn luyện từ gia đình, cộng thêm sự quan tâm, chỉ đạo về giáo dục tư tưởng của nhà trường và Đoàn thanh niên.

2.3.2. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức ở trường Đại học Ngoại thương Ngoại thương

Những kết quả đã đạt được:

Thứ nhất: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên luôn

được nhà trường quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng có vị trí hàng đầu trong mọi giai đoạn.

Sinh viên của trường luôn được tham gia các hoạt động nhằm giáo dục chính trị, tư tưởng như việc học tập các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, các lớp nhận thức về Đảng cộng sản Việt Nam; Các buổi “Hành trình về nguồn”; tham gia tìm hiểu hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh xung quanh Hà Nội. Hàng năm, nhà trường, công đoàn trường thường tổ chức các buổi hội thảo khoa học nhằm nâng cao chất luợng giảng dạy và rèn luyện của sinh viên. Những buổi toạ đàm, hội thảo với chủ đề gắn “dạy chữ” với “dạy người” cũng đã được diễn ra. Cuối mỗi năm học, các giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm tổng kết không chỉ kết quả học tập mà cả kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên. Nhà trường đã hưởng ứng rất tích cực cuộc vận động nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Tất cả các giáo viên, cán bộ và sinh viên của trường đều ký cam kết thực hiện chủ trương này. Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhà trường thường mời các chuyên gia về nói chuyện truyền thống, đặc biệt là nói chuyện về tấm gương

đạo đức Bác Hồ để hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tất cả những việc làm đó đã có tác động rất tốt đến việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của sinh viên.

Thứ hai: Khoa lý luận Mác- Lênin giữ vai trò quan trọng trong việc

giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng cho sinh viên.

Với đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, Khoa lý luận Mác- lênin nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc, đạt nhiều danh hiệu, bằng khen của các ngành, các cấp. Các giáo viên trong khoa đã thường xuyên cập nhật, học hỏi để nâng cao kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy đã khơi dậy được tính sáng tạo và ham học của sinh viên. Không như một số trường khác, sinh viên Đại học Ngoại thương rất say mê và hào hứng học tập các môn học Mác- Lênin. Với sự say mê và tích cực của cả thầy và trò, năm 2000, sinh viên ngoại thương đã đạt giải trong cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác- Lênin; Khoa lý luận Mác- Lênin được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng bằng khen: “Đơn vị có thành tích xuất sắc trong tổ chức cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất”

Trong các môn học của khoa lý luận Mác- Lênin, môn Tư tưỏng Hồ Chí minh giữ vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là tài sản và tinh thần vô giá cho chúng ta học tập và noi theo. Một trong những nội dung khá hay và bổ ích của môn học này đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Nội dung của tư tưỏng Hồ Chí minh về đạo đức đã được phân tích ở chương 1. Tấm gương đạo đức vĩ đại của Người đã có tác động sâu sắc đến việc rèn luyện và tu dưõng đạo đức của sinh viên.

Có thể nói thông qua các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên được trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhìn nhận và giải quyết đúng đắn, hợp quy luật các vấn đề lý luận và thực

tiễn. Từ đó củng cố niềm tin, niềm lạc quan cách mạng, tạo bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi tình huống cuộc sống đặt ra.

Thứ ba: Giáo dục đạo đức được thể hiện qua phong trào hoạt động

của Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên trường Đại học Ngoại thương là đơn vị hoạt động xuất sắc, có những đóng góp to lớn đối với công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Hoạt động của Đoàn thanh niên đựoc thể hiện qua một số nội dung cụ thể sau đây:

- Hưởng ứng một cách tích cực và đạt giải cao các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, về truyền thống anh hùng của dân tộc. Đó là: nhất cuộc thi Tìm hiểu 75 lịch sử vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam do Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên tổ chức. Giải nhất cuộc thi 60 năm nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam… Những kết quả đó đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị của sinh viên. Thông qua kết quả điều tra sinh viên, chúng tôi thấy, đại đa số sinh viên Ngoại thương một lòng trung thành với con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

- Thông qua công tác văn thể. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, tác dụng của hoạt động văn nghệ, thể thao đối với sự nghiệp giáo dục toàn diện của Nhà trường. Đoàn thanh niên đã có những hoạt động văn thể hết sức phong phú, quy mô và có hiệu quả dành cho sinh viên. Đó là cuộc thi “Giọng hát vàng ĐH Ngoại thương” diễn ra hàng năm, thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia với chất lượng nghệ thuật rất cao. Sinh viên Ngoại thương các cuộc thi tiếng hát sinh viên toàn quốc nhiều năm liền và đạt những giải cao…Về hoạt động thể thao, đó là những giải bóng đá, cầu lông, cờ vua… những cuộc thi thể thao mang tính chất sôi nổi và vui vẻ như thi kéo co, kéo xà, vật tay, Dạ hội đón năm mới, vui Trung thu vv…Các khoa trong trường thường xuyên tổ chức những buổi Dạ hội như: Dạ hội tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng trung, tiếng Nhật, tiếng Nga.

Những hoạt động văn thể sôi nổi đã làm cho đời sống tinh thần của sinh viên phong phú hơn, trong sáng và hướng thiện hơn, hạn chế được các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng một cuộc sống vui tươi, lành mạnh.

- Thông qua phong trào Sinh viên tình nguyện

Phong trào sinh viên tình nguyện của sinh viên Ngoại thương đã không ngừng lớn mạnh, luôn mang tính sáng tạo, chủ động và thiết thực. Các hoạt động chính trong phong trào sinh viên tình nguyện đó là: Tình nguyện

phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, Tình nguyện chung sức với cộng đồng. Sinh viên Ngoại thương luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho

đồng bào, nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách, họ đã tham gia những phong trào chung của xã hội như ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam vv… Ngoài ra, sinh viên còn tình nguyện đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, những hiện tượng xấu trong đời sống học đường, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch và hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cơ bản đó, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở trường Đại học Ngoại thương vẫn còn những hạn chế và khó khăn nhất định. Nổi bật là những vấn đề sau:

Thứ nhất: Trường Đại học Ngoại thương chưa có môn đạo đức học.

Giáo dục đạo đức chủ yếu được thông qua các môn khoa học Mác – Lênin. Đúng như tác giả Nguyễn Văn Hoà trong Bài viết Đôi điều trăn trở về một môn học (Tạp chí Đại học và Giáo dục công dân) có khẳng đinh: “Mấy năm trở lại đây, trong các trường Đại học môn Đạo đức học không có trong danh mục của bảy chương trình đào tạo ở giai đoạn một. Có lẽ đã đến lúc đòi hỏi chúng ta phải có thái độ bình tĩnh, sáng suốt để đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và thực trạng của việc giảng dạy, học tập đạo đức trong các nhà trường ở nước ta hiện nay.” Hầu như các trường thuộc khối kinh tế đều chưa đưa môn đạo đức vào giảng dạy, thậm chí môn đạo đức kinh doanh cũng chưa có. Trường Đại học Ngoại thương cũng vậy, chưa có môn đạo đức nói chung cũng như đạo đức kinh doanh nói riêng.

Thứ hai: Từ khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và một số nước Đông âu

sụp đổ, trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, đội ngũ giáo viên giảng dạy của Khoa lý luận Mác- Lênin trường Đại học ngoại thương gặp phải những khó khăn lớn. Đó là một bộ phận sinh viên bị chao đảo về lập trường, quan điểm, mờ nhạt về lý tưởng. Nhiều bạn chưa thật hào hứng, say mê khi học các môn này. Họ thấy như bị bắt buộc phải học nên có tình trạng học qua loa chiếu lệ, đối phó. Họ coi nhẹ các môn lý luận chính trị mà chỉ chú ý tới học văn hoá và chuyên môn. Khi được hỏi về con đường xây dựng đất nước Việt Nam, một số ít bạn muốn Việt Nam tiến lên theo con đường tư bản chủ nghĩa, một số bạn khác tỏ ra thờ ơ với việc này, cho rằng Việt Nam đi theo con đưòng nào cũng được. Điều đó chứng tỏ nhiều bạn chưa hiểu đúng về bản chất của chủ nghĩa xã hội. Một số khác thì hiểu rất lơ mơ về những phạm trù như đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng…

Đặc thù của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Vì vậy nhiều bạn sinh viên học giỏi, năng động, sáng tạo nhưng lại quan tâm chỉ quan tâm nhiều đến lĩnh vực kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội, đạo đức…Mặt khác, nhiều bạn mải mê làm thêm, say sưa kiếm tiền nên dành ít thời gian cho việc học tập và rèn luyện đạo đức, một số khác thì ăn chơi, tiêu xài hoang phí, chưa có thói quen tiết kiệm.

Thứ ba: Còn tồn tại một số quan điểm của cán bộ giáo viên trong

trường nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cũng như vị trí của các môn học Mác- lênin. Họ cho rằng chỉ cần tập trung vào giảng cái mà sinh viên cần- đó là kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp. Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, tài năng là điều quyết định nhất. Thậm chí có những ý kiến coi nhẹ các môn khoa học Mác- Lênin, đề nghị cắt giảm một số môn học Mác- Lênin…Có thể nói đó là những nhận thức còn quá giản đơn và chưa đầy đủ về các môn khoa học Mác- Lênin, chưa thấy

được tầm quan trọng và sự đóng góp của các môn học Mác- Lênin trong việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên.

Chúng ta đều biết, nền kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt của nó đã đòi hỏi yếu tố tài năng trong con người rất cao. Việc coi trọng tài năng, tri thức là đúng. Tuy nhiên nếu chỉ coi trọng vấn đề tài mà coi nhẹ mặt đức thì sẽ dẫn đến tình trạng cá nhân phát triển một cách phiến diện, lệch lạc, méo mó về nhân cách. Tiến sĩ Đỗ Lan Hiền đã viết: “Tiến bộ đạo đức không tỉ lệ thuận với tiến bộ trí tuệ và vật chất. Xã hội giàu có văn minh không đồng nhất với xã hội có đạo đức. Người giàu có thông minh không có nghĩa là người tốt, người có đạo đức”. Tất cả những điều đó cho thấy việc giáo dục đạo đức cần phải được nhận thức lại một cách đúng đắn và cần có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên hiện nay.

Tóm lại: Thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sự chăm lo tốt cho thế hệ trẻ là sự bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững và tươi sáng của xã hội. Chính vì vậy, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm chăm lo tới việc giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người viết: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng con người luôn là chiến lược hàng đầu của cách mạng.

Quán triệt quan điểm đó, Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng nguồn lực con người Việt Nam, nhất là nguồn nhân lực trẻ tuổi. Đáp lại niềm tin yêu đó, các thế hệ trẻ Việt Nam đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, một lớp thanh niên mới đã hình thành, khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Tuy nhiên bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề toàn cầu hoá và xu thế hội nhập, một bộ phận thế hệ trẻ của chúng ta đã có những biểu hiện xuống cấp về mặt đạo đức. Như chúng ta biết, Bác Hồ đã từng nhấn mạnh yếu tố đức trong sự phát triển toàn diện của mỗi con người, đức- tài là hai mặt thống nhất với nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Vì vậy

sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nay đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức cho họ.

Nhưng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ bằng cách nào? Có rất nhiều cách, trong đó giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những cách hiệu quả nhất. Bởi lẽ cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về đạo đức cho chúng ta học tập và noi theo. Nhận thức được điều đó, ngày 7-11-2006, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã ký ban hành chỉ thị số 06 CT/TƯ về tổ chức cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên đây chúng ta đã phân tích vai trò quan trọng của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước, thực trạng đời sống đạo đức cũng như thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và ở trường Đại học Ngoại thương nói riêng, những kết quả đã đạt được và những yếu kém, bất cập. Từ đó chúng ta thấy rằng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và ở trường Đại học Ngoại thương nói riêng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vô cùng cần thiết.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Liên hệ với thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương (Trang 61 - 68)