Sự biến đổi về mặt đạo đức ở một bộ phận dân cư nói chung cũng như thế hệ trẻ nói riêng không thể đổ lỗi hết cho cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. Một vấn đề có tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách đạo đức của con người đó là vấn đề giáo dục đạo đức.
Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển những tri thức, những chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành sự hiểu biết, thành ý chí, niềm tin, thành nhu cầu, động cơ, năng lực bên trong của mỗi cá nhân và sau đó là sự tự nguyện, tự giác hành động. Nói cách khác, giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội thành văn hoá đạo đức cá nhân.
Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp giáo dục.Thông qua việc giáo dục đạo đức, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được cá nhân nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần
điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay, chúng ta cùng phân tích thực trạng của vấn đề này, những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được và nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Những kết quả đã đạt được:
Thứ nhất: Môn học đạo đức đã được đưa vào giảng dạy ở hệ thống
trường học. Nội dung của môn học tương đối phù hợp với mỗi lứa tuổi và bậc học. Đây là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh.
Ở bậc tiểu học, môn đạo đức đưa vào giảng dạy với mục đích nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo những tiêu chuẩn đó.
Đối với bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông: môn học giáo dục công dân được chính thức đưa vào giảng dạy từ năm học 1987-1988. Nội dung của môn Giáo dục công dân là giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Việc kết hợp giữa giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật đã tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển cả ý thức đạo đức và ý thức pháp luật cho học sinh.
Môn Giáo dục công dân ở bậc học trung học cơ sở nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.
Đối với bậc trung học phổ thông, học sinh không chỉ được trang bị những kiến thức cơ bản về đạo đức mà còn được trang bị những hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; về một số phạm trù và quy luật kinh tế cơ bản; về bản chất và vai trò của pháp luật; hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước; hiểu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế của công dân.
Ở bậc đại học và cao đẳng, trước đây, các tri thức về đạo đức học chủ yếu được giáo dục trong khuôn khổ các môn học Mác- Lênin. Từ năm học 1991-1992, đạo đức học chính thức được đưa vào giảng dạy. Không phải tất cả các trường đều được học môn đạo đức học, nhưng những kiến thức về đạo đức đã được lồng vào các môn khoa học Mác- Lênin. Bên cạnh đó, đạo đức còn được lồng vào tất cả các môn học phù hợp với từng chuyên ngành ở mỗi trường khác nhau.
Giáo trình Đạo đức học ở bậc đại học cũng tương đối phong phú.Trước đây, chúng ta đã dịch và xuất bản được một số tài liệu về đạo đức học để làm cơ sở cho việc biên soạn giáo trình, chẳng hạn: “Những nguyên lý đạo đức cộng sản” của Sishkin, “Đạo đức học” của Bandzeladze cùng một số tài liệu khác dưới dạng tư liệu ở các thư viện. Năm 1990, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội xuất bản cuốn “Đạo đức học Mác- Lênin”, sách gồm 2 phần với hơn 300 trang. Năm 1992, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp xuất bản cuốn: “Đạo đức học” của tác giả Bùi Hậu Kiêm và Trần Công Trang với mục đích phục vụ giảng dạy chuyên đề ở các trường Đại học, Cao đẳng. Năm 1997, tác giả Hà Nhật Thăng cho xuất bản cuốn: “Đạo đức học” dùng làm giáo trình cho các trường Đại học”. Năm 2001, NXB Giáo dục chính thức cho xuất bản cuốn: “Đạo đức học”. Gần đây nhất, năm 2006, Khoa Triết học – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho xuất bản 2 cuốn: “Giáo trình Đạo đức học” do GS.TS Nguyễn Ngọc Long và PGS.TS Vũ Ngọc
Dung chủ biên. Những giáo trình và tài liệu trên được biên soạn trên tinh thần đổi mới.
Như vậy, trong những năm gần đây công tác giáo dục đạo đức ở nhà trường đã có nhiều tiến bộ đáng kể, đã có những đóng góp nhất định vào những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Đúng như trong Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức tong bước được hình thành. Tính năng động và tích cực của công dân được phát huy, sở trường và năng lực của cá nhân được khuyến khích”.
Thứ hai: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh
niên Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua các phong trào, hoạt động của mình.
Trong những năm qua, Đoàn, Hội đã tiếp tục đổi mới công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ; đưa ra nhiều nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức của tuổi trẻ như: Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các đợt sinh hoạt chính trị, các cuộc thi tìm hiểu, các diễn đàn, hình thành các phong trào thi đua: “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”…Các phong trào, cuộc thi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Cuộc thi tìm hiểu “Âm vang Điện Biên” có 8 triệu lượt người tham gia; “Tuổi trẻ Việt Nam 70 năm cống hiến và trưởng thành”: 2,5 triệu; “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng” và “60 năm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”: 28 triệu; “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”: 8,5 triệu… Tham gia đông đảo (chiếm khoảng 70% trong tổng số người tham dự các cuộc thi), thế hệ trẻ thể hiện niềm tin yêu, niềm say mê tìm hiểu về Đảng, Đoàn, dân tộc từ đó phấn đấu vươn lên vững tin vào sự nghiệp đổi mới.
Đoàn Thanh niên còn thông qua các phong trào thi đua yêu nước để để bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho tuổi trẻ. Trong 5 năm từ 2001- 2005,
100.000 lượt y, bác sỹ trẻ tình nguyện đi khám, phát thuốc và chữa bệnh cho 6 triệu lượt người. Từ năm 2003 đến 2004 có 11 triệu lượt thanh niên tham gia phong trào thanh niên tình nguyện xuống 12.500 xã, phường, thị trấn tham gia hoạt động cộng đồng. Bằng các diễn đàn, toạ đàm, hội thảo như: “Bác Hồ với thanh niên- thanh niên với Bác Hồ”, “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”…Đoàn TNCSHCM đã tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về Đảng trong thanh niên, hình thành động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn.
Có thể nói bằng những hoạt động phong phú và sôi nổi, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng đạo đức cách mạng, hình thành lối sống có lý tưởng, có mục đích đúng đắn cho thế hệ trẻ hiện nay.
Thứ ba: Giáo dục đạo đức còn được diễn ra qua các phương tiện
thông tin đại chúng. Qua các phương tiện này, hình thức giáo dục chủ yếu là nêu gương. Nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đã được đưa lên ti vi, báo, đài…Gương người tốt việc tốt khá đa dạng và phong phú, thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Ưu điểm của hình thức giáo dục này là tuyên truyền đến được với nhiều người cùng một lúc, có tác động nhanh đến suy nghĩ, tình cảm của nhiều người. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một tấm gưong sống còn hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Do đó đây cũng là một hình thức giáo dục đạo đức khá hiệu quả. Qua những tấm gương sống động đó, thế hệ trẻ học tập và điều chỉnh những hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Trên đây là những kết quả đã đạt đựơc trong công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập.
Những yếu kém, bất cập:
Về nội dung: Chưa có sự đồng bộ và hệ thống giữa các bậc học. Ở bậc tiểu học, nội dung còn tản mạn, thiếu sinh động. Nhân vật trong các bài thường được trừu tượng hóa bằng những con vật, bằng những tấm gương quá lớn, quá vĩ đại hoặc những tấm gương nước ngoài, chưa phù hợp với khả năng nhận thức ở lứa tuổi còn quá nhỏ của các em.
Trên thực tế chúng ta thấy sách giáo khoa môn giáo dục đạo đức chỉ có từ lớp 1 đến lớp 5, từ lớp 6 đến lớp 12 là sách giáo dục công dân chứ không phải sách giáo dục đạo đức. Chúng ta biết rằng, giáo dục đạo đức và giáo dục công dân đều hướng con người tới cái tốt, cái đúng, đều nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của con người. Nhưng không vì thế mà ta ghép hai môn học này vào một, đó là môn giáo dục công dân. Giữa hai khái niệm này có sự khác nhau. Giáo dục đạo đức dựa trên những chuẩn mực của xã hội để điều chỉnh hành vi của con người. Sức mạnh của đạo đức là sức mạnh của dư luận xã hội. Còn giáo dục công dân lại dựa vào pháp luật của nhà nước để điều chỉnh hành vi của con người mà nền tảng của nó là dựa vào sự cưỡng chế. Như vậy, về mặt nhận thức, chúng ta không thể coi hai môn học này là một, mặc dù chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Còn ở các trưòng Đại học và cao đẳng, theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, trường nào có đủ điều kiện thì đưa môn đạo đức vào giảng dạy, trường nào chưa đủ điều kiện thì thôi. Vì thế môn đạo đức chủ yếu chỉ có ở trong một số trường có chuyên ngành triết học, chính trị học, một số trường có các chuyên ngành khoa học và nhân văn. Còn các trường khác, giáo dục đạo đức chủ yếu được thông qua các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Trong khi đó, vấn đề học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều nơi, nhiều trường vẫn còn những khó khăn nhất định. Về mặt tư tưởng của sinh viên hiện nay, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho không ít sinh viên chao đảo về lập trường quan điểm, mờ nhạt về lý tưởng…Nhìn chung học sinh, sinh viên chưa thật hào hứng, say mê khi học các môn này. Một bộ
phận có thái độ thờ ơ, học đối phó, qua loa chiếu lệ, lười lên lớp, lười học. Về nội dung môn học, còn mang nặng tính chính trị, chủ yếu là thừa nhận, chấp nhận tư tưởng quan điểm chính diện của các nhà kinh điển, ít chú ý đến sự vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể.
Về thời lượng: Môn đạo đức chiếm thời lượng quá ít. Ở bậc tiểu học và trung học một tuần chỉ có 1 tiết học đạo đức, trong khi đó môn Giáo dục công dân không chỉ đề cập về vấn đề giáo dục đạo đức mà còn cả vấn đề giáo dục pháp luật. Trong 13 chủ đề của môn học này ở trung học cơ sở thì nội dung về giáo dục pháp luật đã chiếm tới 5 chủ đề. Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân ở Phổ thông trung học gồm 5 phần chính:
Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (16 tiết lý thuyết)
Phần thứ hai: Công dân với đạo đức (11 tiết lý thuyết) Phần thứ ba: Công dân với kinh tế (14 tiết lý thuyết)
Phần thứ tư: Công dân với các vấn đề chính trị- xã hội (13 tiết lý thuyết)
Phần thứ năm: Công dân với pháp luật (27 tiết lý thuyết)
Như vậy, nội dung về giáo dục đạo đức còn quá ít so với các chủ đề khác trong môn học này.
Về phương pháp giảng dạy: chủ yếu là phương pháp truyền thống, phương pháp truyền đạt một chiều: thầy giảng, trò nghe, thầy đọc, trò ghi, chú trọng nhiều về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn. Vì vậy không phát huy được tính tích cực, chủ động của người học.
Thứ hai: Trong xã hội còn tồn tại nhiều quan điểm đánh giá chưa
đúng về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức. Nhiều bạn trẻ cho rằng chỉ cần tập trung vào học tập chuyên môn, nghề nghiệp. Đạo đức xuống cấp là do trình độ kinh tế chúng ta chưa cao, còn ảnh hưởng của nền phong kiến nông nghiệp lạc hậu. Khi nền kinh tế đã phát triển thì trình độ đạo đức của học sinh, sinh viên sẽ được nâng lên. Đáng buồn hơn, quan niệm này cũng đã
xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, giáo viên. Nhiều giáo viên đã chỉ chú ý đến “dạy chữ” mà quên mất “dạy người”.
Việc coi nhẹ giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên không chỉ dừng lại trong các nhà trường mà đây còn là điểm yếu của toàn xã hội. Trong Kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 1996-2000 và định hướng đến năm 2020 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Bộ Giáo dục và đào tạo có đạon viết: “Trong xã hội chưa có sự tôn trọng đúng mức các giá trị nhân cách về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng, tài năng mà người học có được nhờ vào giáo dục đào tạo. Do đó hạn chế động cơ thúc đẩy học tập rèn luyện của học sinh, sinh viên”. Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kiệt đã nhấn mạnh, ngày nay “Nhiều người lại tỏ ra nghi ngờ vai trò của đạo đức, việc coi nhẹ giáo dục đạo đức chủ yếu biểu hiện ở hai mặt: Trước hết bỏ qua tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và cho rằng chỉ cần kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức sẽ được nâng cao…”. Như vậy với quan điểm này, họ đã phủ nhận một cách cực đoan vai trò của giáo dục đạo đức.
Thứ ba: Việc giáo dục đạo đức thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng chưa diễn ra thường xuyên và chưa mang tính hệ thống. Nhiều tấm gương người tốt, việc tốt chưa được nêu lên kịp thời. Một năm chỉ có khoảng vài lần tường thuật trực tiếp trên ti vi, nêu ra những tấm gương tốt, những bạn trẻ vượt khó vươn lên…Nhiều tờ báo cũng có chuyên mục người tốt việc tốt nhưng không phải bạn trẻ nào cũng có thói quen đọc báo thường xuyên. Chính vì vậy, hiệu quả của hình thức giáo dục này cũng còn nhiều hạn chế.
Trên đây là một số những yếu kém cơ bản trong công tác giáo dục đạo