Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở trường Đại học Ngoại thương hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Liên hệ với thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương (Trang 58 - 61)

Đại học Ngoại thương hiện nay

2.3.1. Một số đặc điểm của sinh viên đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương được thành lập từ năm 1960. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ cho ngành ngoại thương. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là đào tạo cho ngành Ngoại thương những cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Sinh viên tốt nghiệp ra trường phải thoả mãn những điều kiện sau:

Có sức khoẻ tốt.

Giỏi về nghiệp vụ ngoại thương.

Giỏi và sử dụng thành thạo ít nhất một trong năm ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc.

Am hiểu về luật pháp, tập quán Việt Nam và quốc tế.

Như vậy, tiêu chí đặt ra của nhà trường là đào tạo những con người vừa có đức vừa có tài để phục vụ đất nước. Trên thực tế, các thế hệ sinh viên do Đại học Ngoại thương đào tạo ra đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng ngành ngoại thương và thương mại nói riêng, xây dựng tổ quốc Việt Nam nói chung. Nhiều người trong số họ đã và đang giữ những trọng trách quan trọng ở các cơ quan quản lý nhà nuớc như Bộ thương mại, trong các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế…

Sinh viên ngoại thương có nhiều ưu điểm nổi trội so với sinh viên của các trường Đại học khác. Những ưu điểm thể hiện chủ yếu trên một số lĩnh vực sau:

Thứ nhất: về năng lực học tập và nghiên cứu khoa học.

Sinh viên Đại học Ngoại thương có năng lực học tập, nghiên cứu khoa học tốt, có ý thức và tiếp thu khoa học công nghệ ở mức độ cao. Trường Ngoại thương là một trong những trường có chất lượng “đầu vào tốt nhất”. Đại bộ phận sinh viên của trường là học sinh giỏi tại các trưòng chuyên, lớp chọn ở bậc phổ thông, là một trong những trường có thí sinh đăng ký tuyển thẳng chiếm tỷ lệ cao nhất của số học sinh đạt giải Olympic quốc tế…Đó là nền tảng vững chắc cho chất lượng đào tạo hàng đầu của trưòng Đại học Ngoại thương.

Về nghiên cứu khoa học: Nhiều sinh viên đã đạt được kết quả cao trong cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp. Cụ thể:

TT Năm Họ tên Đoạt giải

Lại Thị Thu Trang Nguyễn Công Trung

cấp Bộ 2 2003 Trần Vân Anh

Đặng Quốc Hiệp Nguyễn Quang Tiệp

Giải nhì - Cuộc thi SVNCKH

cấp Bộ 3 2003 Nguyễn Thị Hoàng Anh

Nguyễn Thị Phương Anh Nguyễn Như Phương

Giải nhất - Cuộc thi SVNCKH

cấp Bộ

4 2004 Kim Hương Trang Giải nhất – Cuộc thi SVNCKH

cấp Bộ 5 2003 Kim Ngọc Minh

Ngô Thị Ngọc Anh Nguyễn Quang Tiệp Đặng Quốc Hiệp

Giải vàng – Cuộc thi “Thắp

sáng tài năng kinh doanh trẻ” do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức

6 2004 Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Diệu Thuý Đỗ Lan Hương

Đoàn Thị Hương Giang

Giải vàng – Cuộc thi “Thắp

sáng tài năng kinh doanh trẻ” do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 2004 Phạm Thị Thu Hằng Giải đặc biệt - Cuộc thi “ý

tưởng sáng tạo vì sự phát triển thủ đô” do thành đoàn Hà Nội tổ chức

8 2004 Kim Ngọc Minh Giải nhất - Cuộc thi “ý tưởng

sáng tạo vì sự phát triển thủ đô” do thành đoàn Hà Nội tổ chức

Thứ hai: Sinh viên Ngoại thương năng động, sáng tạo trong học tập

và hoạt động thực tiễn, có khả năng thích ứng với với những đòi hỏi của xã hội. Nhiều bạn còn là sinh viên đã tìm được công việc phù hợp với khả năng và phát huy được tính sáng tạo của mình. Nhiều bạn sinh viên đã trở thành

người dẫn chương trình nổi tiếng của Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội như: Kiều Anh với chương trình Đường lên đỉnh Olympia; Minh Trang với Tuổi đời mênh mông; Thu Trang với Thị trường 24 giờ; Hạnh Dung với Vượt qua thử thách

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Liên hệ với thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương (Trang 58 - 61)