Trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, mở cửa kinh tế là một yêu cầu tất yếu để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Song đồng thời với quá trình hội nhập là sự xâm nhập của nhiều nhân tố tiêu cực ảnh hởng tới sự phát triển lành mạnh của kinh tế quốc gia. Để đạt đợc những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, các chính sách của Đảng và Nhà nớc phải mang tính kịp thời đúng hớng, giúp cho các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trớc mắt để giải quyết những khó khăn đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán TDCT phát triển, Nhà nớc nên chú trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu theo định hớng của Nhà nớc và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nớc.
Việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp cho các đơn vị phải đợc xem xét một cách kỹ lỡng. Theo thống kê cả nớc hiện có khoảng 34.000 doanh nghiệp với mức vốn bình quân khoảng 2,7 tỷ VND. Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức vốn bình quân thấp hơn (165 triệu VND). Cũng theo điều tra gần đây của cơ quan đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, có tới 80 - 85% doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hoặc uỷ thác xuất nhập khẩu thế nhng có tới 75% số giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ cha qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thơng. Có lẽ đó là nguyên nhân chính khiến thất thoát hàng tỷ đồng mỗi năm trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán TDCT nói riêng. Vì vậy kiểm soát xuất nhập khẩu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cơ quan chức năng hiện nay.
Tuy nhiên, việc quản lý xuất nhập khẩu chặt chẽ nhng phải tơng đối ổn định, tránh tình trạng thay đổi đột ngột. Chúng ta mới chuyển sang cơ chế thị tr- ờng cha lâu, kinh nghiệm còn cha nhiều, do đó các chính sách phải thay đổi thờng xuyên cho phù hợp với những vấn đề mới nảy sinh là điều không tránh khỏi. Nhng những thay đổi đó không đợc gây tâm lý bất ổn đối với các nhà xuất nhập khẩu cũng nh các bạn hàng nớc ngoài.
Bên cạnh đó, Nhà nớc cũng cần có những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán bằng phơng thức TDCT nói riêng. Nh đã biết, thanh toán xuất nhập khẩu bằng phơng thức TDCT đợc các Ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 500. Nhng ở từng nớc, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Mối quan hệ giữa UCP và luật pháp quốc gia đã đợc đề cập đến trong tài liệu ICC số xuất bản 511: "Do đợc dẫn chiếu áp dụng vào tín dụng th, UCP chi phối giao dịch TDCT là cơ bản nhng không phải là duy nhất. Toà và trọng tài thờng vận dụng UCP bởi nó là một tuyển tập của các thông lệ và tập quán về TDCT đợc phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên một điều mà chúng ta phải thừa nhận là sự áp dụng của UCP vào tín dụng chứng từ không ngăn cản việc toà áp dụng luật pháp quốc gia. Những tranh chấp nếu có tốt nhất là để toà xem xét và phán quyết". Các quốc gia đều có Luật hoặc văn bản dới Luật quy định về giao dịch TDCT trên thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của nớc họ. Do UCP bị lợi dụng để gian lận và lừa đảo nên một số Luật quốc gia đã có hớng sửa đổi nhằm bảo vệ quyền lợi của ngời bị hại. Ví dụ nh Bộ luật dân sự của Liên bang Nga có hiệu lực từ 01/03/1996 đã điều chỉnh khá nhiều các điều khoản của UCP 500. Luật Trung Quốc lại chú trọng về việc chống gian lận trong
giao dịch TDCT. Hay Hy Lạp đã cho ra đời bộ Luật thơng mại vào năm 1995 thay cho luật cũ bao gồm những điều khoản quy chế hoá giao dịch TDCT tại Hy Lạp.
Trong khi đó, Việt Nam đến nay vẫn cha có văn bản nào quy định, hớng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu để các Ngân hàng áp dụng vào thực tế. Các văn bản nh vậy rất cần thiết không chỉ đối với Ngân hàng mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch tín dụng th. Cơ quan pháp luật không thể chỉ dựa hoàn toàn vào thông lệ quốc tế mà xét xử các vụ kiện phát sinh tại Việt Nam. Hơn nữa UCP 500 còn có những hạn chế nhất định và không thể bao quát hết tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn. Nó không thể thay thế Luật quốc gia.
Cho đến nay, các Ngân hàng thơng mại tại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng đã vận dụng tốt UCP 500 và các thông lệ quốc tế khác vào giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nhng kết quả thực tế lại không nh mong muốn. Tranh chấp xảy ra ngày một nhiều. Một trong những nguyên nhân quan trọng đã đợc thấy ở chơng trớc là sự thiếu thiện chí, thiếu trung thực, thậm chí lừa đảo trong kinh doanh giữa các đối tác.
Lừa đảo là một ngoại lệ của nguyên tắc độc lập của TDCT. Theo nguyên tắc này bộ chứng từ đợc xuất trình theo yêu cầu của một L/C chỉ đợc xem xét trong phạm vi L/C và không tham khảo đến mối quan hệ giữa ngời xin mở th tín dụng, ngời hởng lợi cũng nh các Ngân hàng lừa đảo là một ngoại lệ có nghĩa là các cơ quan pháp luật có thể can thiệp vào và xem xét căn cứ vào các chứng từ cho thấy một bên nào đó tiến hành lừa đảo. Các chứng cứ này thờng nằm ngoài những yêu cầu của th tín dụng. Các vụ lừa đảo trong lĩnh vực thanh toán quốc tế bằng ph- ơng thức TDCT trong thời gian gần đây có thể chia làm 2 nhóm chính:
- Thông báo th tín dụng giả để ngời hởng lợi giao hàng nhng không thể đòi tiền Ngân hàng mở th tín dụng.
- Lập bộ chứng từ giả đòi tiền gửi cho Ngân hàng mở/xác nhận th tín dụng trong khi thực tế không có việc giao hàng.
Điều quan trọng là UCP 500 không trực tiếp điều chỉnh trờng hợp bộ chứng từ đòi tiền đợc xuất trình cho Ngân hàng mở/xác nhận th tín dụng hay th tín dụng giả mạo hoặc mang tính lừa đảo.
Điều 17 UCP quy định:
"Các Ngân hàng không chịu trách nhiệm pháp lý về hình thức, sự đầy đủ, đúng đắn, giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất kỳ loại chứng từ nào..."
UCP 500 không cho phép một ngoại lệ nào đối với tính độc lập của th tín dụng nên trờng hợp nghi ngờ hoặc không có bằng chứng về sự lừa đảo thì phải sử dụng luật quốc gia hay các nguồn luật quốc tế khác.
Ngoại lệ dành cho trờng hợp có sự lừa đảo là rất hẹp. Ngân hàng có thể đơn phơng từ chối thông báo một th tín dụng nhng từ chối một bộ chứng từ thanh toán hoàn toàn phù hợp là rất khó khăn. Ngời xin mở th tín dụng và Ngân hàng mở/xác nhận th tín dụng không thể chỉ nói một cách đơn giản là có sự lừa đảo mà phải cho thấy bằng chứng về sự việc đó. Trong trờng hợp này, Ngân hàng ở trong thế chịu sức ép từ hai phía. Về phía đối ngoại, Ngân hàng buộc phải trả tiền nớc ngoài theo nh th tín dụng nếu không sẽ bị tổn thất về tài chính và uy tín. Về phía đối nội, nếu Ngân hàng trả tiền cho phía nớc ngoài thì sẽ làm thiệt hại quyền lợi của khách hàng, ảnh hởng không tốt tới quan hệ về sau.
Vậy để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình và của khách hàng, Ngân hàng cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa thông lệ quốc tế và luật pháp quốc gia.
ở nớc ta hiện nay, theo điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế sau:
(1) Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với thể nhân (các nhân) có đăng ký kinh doanh.
(2) Các tranh chấp giữa các công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể công ty.
(3) Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. (4) Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp giữa các bên tham gia thanh toán không phải loại 1, 2, 3 ở trên và hiện nay nớc ta cũng cha có những văn bản cụ thể, rõ ràng quy định các tranh chấp tín dụng th là tranh chấp kinh tế loại 4 nêu trên. Do vậy, những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu là rất cần thiết.
Ngân hàng Nhà nớc cũng cần có những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra các chứng từ liên quan khi chuyển tiền ra nớc ngoài để việc thực thi quy chế về quản lý ngoại hối, đồng thời phải có những hớng dẫn cụ thể về việc kiểm tra giấy phép, quota nhập khẩu của khách hàng khi phát hành th tín dụng. Nếu không khách sẽ lợi dụng sơ hở này mà sử dụng một giấy phép nhập khẩu để mở L/C tại nhiều Ngân hàng khác nhau với mục đích thiếu trung thực.
Quy chế trong nớc cần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của Ngân hàng, ngời có nghĩa vụ thanh toán th tín dụng mà họ đã mở phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngân hàng luôn là những ngời liên quan vào những vụ việc phát sinh trong giao dịch TDCT. Các nớc đều cần có những quy định rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của Ngân hàng nếu có sự lợi dụng của các bên. Giả sử ngời mua và ngời bán thông đồng với nhau, giao hàng không đúng quy định th tín dụng và bị hải quan tịch thu. Nh vậy, Ngân hàng phát hành không có nghĩa vụ thanh toán nhng phải có quy định của cơ quan pháp luật để các Ngân hàng tuân thủ mới có giá trị pháp lý. Nếu toà tuyên bố là ngời bán phải nhận lại hàng hoặc hàng đem bán đấu giá thì phải huỷ bỏ việc thanh toán. Có thế thì Ngân hàng phát hành mới giải trừ đợc trách nhiệm trả tiền của mình. Đây chính là những việc làm của cơ quan pháp luật quốc gia nhằm bảo vệ uy tín của Ngân hàng trên trờng quốc tế. Ngân hàng không sợ mất uy tín khi họ không thanh toán th tín dụng chỉ vì thi hành lệnh của toà.
Việt Nam hiện nay cũng đã có quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu thơng phiếu, tín phiếu... nhng lại không có quyết định về chiết khấu hối phiếu lập theo th tín dụng. Hối phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu là hối phiếu kèm chứng từ có đặc thù của giao dịch TDCT liên quan đến luật lệ quốc tế nên cần có quy chế riêng, phân định rõ nghĩa vụ và quyền hạn của Ngân hàng chiết khấu và của ngời hởng. Điều này là rất cần thiết nhằm tránh những tranh chấp giữa Ngân hàng chiết khấu và doanh nghiệp xuất khẩu. Đây cũng là cơ sở để toà phán quyết.
Giao dịch TDCT là dịch vụ của Ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng. Mối quan hệ này cũng cần đợc pháp lý hoá trên cơ sở luật pháp quốc gia. Để tạo hành lang pháp lý của giao dịch này, giữa Ngân hàng và khách hàng (là ngời mở/ngời hởng lợi L/C) cần ký kết thoả thuận bằng văn bản, xác định mối quan hệ, hành động cũng nh nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên trong giao dịch TDCT. Cho đến nay, hầu hết các Ngân hàng thơng mại Việt Nam và khách hàng không có văn bản pháp lý nào có tính chất hợp đồng nh vậy trong giao dịch TDCT ngoài các chứng từ nh "Giấy yêu cầu mở th tín dụng", "Thông báo th tín dụng"... của từng lần giao dịch. Chính sự thiếu hụt quy chế của cấp quản lý vĩ mô đối với giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu đã tạo nên sự "khập khiễng" của vấn đề pháp lý trong xét xử các tranh chấp phát sinh.
Nh vậy, vấn đề pháp lý trong giao dịch TDCT không đơn giản chỉ là việc vận dụng thông lệ và tập quán quốc tế mà còn là sự chi phối, điều chỉnh của luật pháp quốc gia. Đây chính là điều Việt Nam còn thiếu. Chúng ta cần phải có quy chế, văn bản hớng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu phù hợp với các bộ
luật của Việt Nam, với các đặc thù về kinh tế - xã hội, tập quán, môi trờng đầu t và đối nghịch với thông lệ tập quán quốc tế.
Đây không chỉ là điều các Ngân hàng thơng mại trong nớc và nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu t và doanh thơng nớc ngoài hoan nghênh và chờ đợi mà còn là sự cần thiết cho các thẩm phán của toà án để có những phán quyết rõ ràng, công minh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên tham gia trên cơ sở luật pháp Việt Nam và thông lệ, tập quán quốc tế.