Hiệu lực của UCP khi áp dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 37 - 38)

4. Vấn đề pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ tại Việt Nam

4.1.2. Hiệu lực của UCP khi áp dụng tại Việt Nam

ι Tính chất pháp lý.

Phòng thơng mại quốc tế là một tổ chức xã hội chứ không phải là một tổ chức liên Chính phủ. Vì vậy, các văn bản về luật của phòng thơng mại quốc tế không mang tính chất pháp lý bắt buộc mà chỉ mang tính pháp lý tùy ý đối với các hội viên và các bên tham gia mà nó đợc điều chỉnh. Các văn bản này chỉ có tác dụng điều chỉnh khi trong hợp đồng có dẫn chiếu đến nó. UCP 500 cũng là một văn bản nh vậy. Các bên tham gia có quyền lựa chọn hay không sử dụng UCP 500 điều chỉnh những hoạt động liên quan tới L/C.

Nếu các bên có sự thoả thuận là áp dụng UCP 500 thì phải có dẫn chiếu trên L/C "L/C này tuân thủ UCP 500 (This credit is subject to UCP de 1993, Revision ICC Pulication No 500) có nghĩa là đồng ý tuân thủ toàn bộ 49 điều khoản quy định của UCP 500 (trong chừng mực mà các điều khoản đó có thể áp dụng đợc) và văn bản pháp lý này trở thành bắt buộc áp dụng, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ với các bên tham gia trong giao dịch".

Trong qua trình sử dụng, các bên cũng có thể áp dụng thêm những thoả thuận khác nằm ngoài UCP 500, miễn là có quy định trong hợp đồng và L/C. Thêm vào đó, ở từng nớc, giao dịch bằng phơng thức TDCT còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Hai hệ thống luật pháp này đã tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch TDCT của các Ngân hàng thơng mại.

Không giống nh Mỹ và Colombia - những nớc coi UCP là một bộ phận của hệ thống pháp luật của họ, Việt Nam chỉ nhìn nhận UCP 500 là một văn bản nằm trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà các bên tham gia trong phơng thức giao dịch TDCT đều phải tuân thủ.

UCP 500 là quy phạm mang tính pháp lý tuỳ ý cho nên bản thân các điều khoản của nó đã tạo ra sự miễn trách cho cơ quan soạn thảo là Phòng thơng mại quốc tế Pari. Nhng trong quá trình áp dụng, những sai sót, tổn thất xảy ra là khó tránh khỏi, đặc biệt đối với nớc còn yếu kém trong kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán TDCT nh Việt Nam. Vì vậy, khi phát sinh những mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp, để

giải quyết thì nguyên tắc sau đây luôn cần đợc tôn trọng là: các quy định của UCP 500 khi áp dụng vào quan hệ kinh tế thì phải tôn trọng luật lệ và tập quán quốc gia nơi diễn ra giao dịch chứ không phải ngợc lại.

ι Phạm vi áp dụng UCP 500.

Thanh toán xuất nhập khẩu bằng phơng thức TDCT đợc các Ngân hàng thực hiện trên cơ sở UCP 500. ở Việt Nam, cho đến nay, UCP 500 đợc phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế áp dụng hoà nhập vào mạng lới thanh toán xuất nhập khẩu toàn cầu. Về lý thuyết, việc vận dụng UCP 500 tại nớc ta gần nh tuyệt đối mà không bị bất cứ sự điều chỉnh nào. Đây là nét đặc thù của Việt Nam.

Trong chừng mực có thể vận dụng đợc, các điều khoản của UCP 500 điều chỉnh những giao dịch thanh toán bằng phơng thức TDCT mà L/C đã mở dẫn chiếu tới nó. Mặc dù về nguyên tắc UCP 500 không làm các bản quy tắc trớc đó trở thành vô hiệu nhng trên thực tế, mọi L/C dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay đều lựa chọn UCP 500. Bản mới nhất này của Phòng thơng mại quốc tế Pari là một tuyển tập của các thông lệ và tập quán về TDCT đợc phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới. Nó trở thành một văn bản đạt đợc sự hoàn hảo gần với một bộ luật quốc tế.

Nhng không vì thế mà UCP 500 bao quát tất cả mọi mặt hoạt động liên quan đến phơng thức thanh toán TDCT. Đây là một điều mà các bên tham gia giao dịch rất hay nhầm lẫn. UCP 500 có quy định rằng "Bản chất của L/C là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thơng mại và các loại hợp đồng khác" và "tất cả các bên liên quan chỉ thực hiện căn cứ trên chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, các dịch vụ và/hoặc các công việc khác mà chứng từ đó có thể liên quan". Còn đối với Ngân hàng, một bên không thể thiếu trong giao dịch TDCT thì căn cứ để các Ngân hàng ra quyết định chỉ dựa vào thông tin trên bề mặt chứng từ.

Nh vậy, trong phơng thức thanh toán này, UCP 500 ràng buộc tất cả các bên liên quan thông qua những chứng từ. Đây là một điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu nhng đồng thời đó cũng chính là cơ sở để các tranh chấp xảy ra. Lúc đó, UCP 500 còn là cơ sở duy nhất để xem xét sự việc mà còn phải tuỳ thuộc vào tập quán và luật pháp quốc gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng tranh chấp trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w