Bồi dưỡng, giáo dục các nhà kinh doanh trong các ngành tiểu, thủ công nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 72 - 73)

công nghiệp nhỏ

Mặc dù Bến Tre đã có đội ngũ các nhà kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tuy nhiên, việc kinh doanh đem lại hiệu quả chưa cao, chưa thu hút nhiều lao động địa phương, chưa tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu tại chỗ như dừa, trái cây khác; cho nên người nông dân phải bán dừa cho các tỉnh lân cận và cho Trung Quốc; trong khi nguồn lao động tại chỗ chưa sử dụng hết. Thực tế trên đòi hỏi phải đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ các nhà kinh tế để họ kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì kinh doanh muốn đạt hiệu quả đòi hỏi người kinh doanh phải có kiến thức nhất định về chuyên môn sản xuất, về quản lý doanh nghiệp; phải nhạy bén với thị trường hàng hóa do mình sản xuất, nắm giữ thị trường và mở rộng thị trường sản phẩm của mình. Do vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ doanh nghiệp, vì đội ngũ này chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay. Hơn nữa, trong số họ phần lớn đều xuất thân từ những người nông dân cá thể nhỏ, ít nhiều gì họ cũng còn ảnh hưởng nặng nề tư tưởng của người sản xuất nhỏ, chưa từng tổ chức sản xuất với quy mô rộng lớn.

Đào tạo, bồi dưỡng để các nhà kinh doanh hiểu biết hơn về nghiệp vụ quản lý, về yêu cầu của một sản phẩm trên thị trường, nghiệp vụ quản lý sẽ được nâng dần trong thực tiễn quản lý kinh doanh; tuy nhiên, nhà doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng cần được trang bị kiến thức tối thiểu về quản lý doanh nghiệp, về quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta để họ thực hiện theo đúng chủ trương chính sách, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đào tạo, bồi dưỡng để các nhà kinh doanh có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn nhằm có kế hoạch lâu dài trong việc kinh doanh, vì phần lớn trong số họ, do thành phần xuất thân, nên khó tránh khỏi chỉ thấy lợi trước mắt mà quên việc kinh doanh lâu dài.

Ngoài ra, đào tạo bồi dưỡng còn nhằm mục đích giúp các nhà kinh doanh đủ khả năng chuyển đổi nghề khi cần thiết.

Để khuyến khích phát triển nghề mới, thúc đẩy phân công lao động, chính quyền địa phương cần có chính sách miễn thuế có thời hạn cho những nhà kinh doanh mới hình thành nghề mới hoặc giảm đáng kể thuế có thời hạn cho họ. Cần giúp đỡ tìm thị trường đầu tư hoặc thị trường bán hàng hóa có biện pháp ổn định, duy trì, phát triển thị trường đối với những sản phẩm mới của địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 72 - 73)