Về mối quan hệ trong phân công lao động giữa kinh tế với quốc phòng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 64 - 66)

kỹ thuật, đầu tư giống,... còn đòi hỏi nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động trẻ, khỏe, nên cần đầu tư có trọng điểm trong điều kiện hiện nay, xác định vùng kinh tế trọng điểm, tổ chức sản xuất theo quy hoạch sẽ thúc đẩy phân công lao động.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của Bến Tre, UBND tỉnh đã đề ra các chương trình kinh tế trọng điểm gắn với vùng kinh tế như: chương trình phát triển kinh tế vườn nằm trong vùng ngọt, nhằm ổn định và hoàn chỉnh dần diện tích canh tác (52,68% diện tích của tỉnh dành cho trồng cây ăn quả - 14.574 ha); các cây, con trọng điểm có năng suất chất lượng và hiệu quả cao, đủ sức cung cấp cho thị trường trái cây tươi trong nước và ra nước ngoài, cung cấp bình ổn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong tỉnh và trong vùng. Chương trình phát triển kinh tế biển nằm trong phân vùng IIIb (vùng mặn), nhằm ổn định và hoàn chỉnh dần diện tích nuôi trồng là 39.333 ha, phát triển việc nuôi trồng trọng điểm và lực lượng dánh bắt để việc đánh bắt có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đủ sức cung cấp cho thị trường tiêu thụ tưới ksống trong nước và

trong vùng. Chương trình công nghiệp hóa nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác ở các vùng kinh tế của tỉnh với số vốn đầu tư dự kiến là 3.049 tỷ đồng. Trong các chương trình trọng điểm nêu trên, chương trình phát triển kinh tế biển là chương trình trọng điểm ưu tiên hàng đầu.

Bến Tre là một tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại ở vào phía Đông Nam của đất nước, thuận tiện cho việc giao thông đường thủy với các tỉnh lân cận, với khu vực Đông Nam bộ và cả các nước trong khu vực Đông Nam á. Trong lịch sử Bến Tre là nơi tiếp nhận vũ khí từ Bắc vào Nam để chống ngoại xâm, nhưng cũng là nơi chiến tranh khốc liệt trên bộ và cả trên sông. Trong xây dựng đất nước, Bến Tre đã và đang cùng cả nước luôn sẵn sàng chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn nô dịch từ bên ngoài. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta đã chỉ rõ: "Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn dân và của Nhà nước. Không ngừng nâng cao giác ngộ và cảnh giác chính trị của nhân dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới, với những lực lượng nòng cốt tinh nhuệ" [12, tr.16 - 17].

Mặc dù hiện nay đất nước hòa bình, ổn định kinh tế - xã hội, nhưng phân công lao động hợp lý, quy hoạch dân cư cũng là bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên mọi lĩnh vực. Thực hiện phân công lao động làm tăng năng suất lao động xã hội đồng thời cũng làm cho an ninh quốc phòng được cungr cố vững chắc. Hiện nay, Bến Tre với 783.818 người dân trong độ tuổi lao động, trong đó nam giới ở độ tuổi sẵn sàng chiến đấu bảo vệ ở cơ sở là 204.482 người, vì thế tỉnh đã quy hoạch và tiến hành phân bố lao động cho vùng biên giới phía Đông, nhằm chăn nuôi và khai thác thủy sản, đồng thời về lâu dài cũng tạo thành thế phòng thủ mới cho tỉnh và cho đất nước. Mặt khác, tỉnh đã có quy hoạch toàn diện lực lượng sản xuất và phân bố dân cư như sắp xếp mạng lưới các đô thị, cụm công nghiệp, bố trí lại các điểm dân cư ở nông thôn. Tất nhiên, quy hoạch này sẽ được điều chỉnh cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật và những nhận thức mới về an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 64 - 66)