Phân công lao động giữa các vùng kinh tế trong tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 60 - 64)

khai thác tiềm năng của đất nước và nó còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng.

Đối với toàn bộ nền kinh tế cũng đối với mỗi ngành kinh tế, đi liền với phân công lao động theo ngành là phân công lao động theo vùng kinh tế. Ngành sản xuất nào đó có thể được sản xuất trên nhiều vùng lãnh thổ, một vùng lãnh thổ có thể chỉ có một ngành, có thể có nhiều ngành sản xuất khác nhau, do đó vùng lãnh thổ có thể phát triển chuyên môn hóa sản xuất, có thể phát triển sản xuất tổng hợp nhiều ngành.

Vùng kinh tế được hình thành do yêu cầu sản xuất và những tất yếu kỹ thuật hình thành, nó được phân chia theo sự chuyên môn hóa của và theo kết cấu của sản xuất. Trên địa bàn tỉnh có thể có nhiều vùng kinh tế khác nhau. Phân vùng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất, nâng cao trình độ tổ chức và quản lý kinh tế.

Phân vùng kinh tế sẽ thúc đẩy sản xuất đi từ sản xuất nhỏ, riêng lẻ đến sản xuất tập trung, có quy mô lớn hơn, tạo điều kiện đi lên sản xuất lớn phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây cũng là điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động từ đó chuyển dần một bộ phận lao động sang những ngành nghề mới hoặc bổ sung nguồn lao động cho những vùng khác. Phân vùng kinh tế mới có thể đảm bảo sự phát triển cân đối kinh tế của quốc gia, của một tỉnh, nó thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, phân bố dân cư.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đã Bến Tre đã quy hoạch thành ba vùng kinh tế:

- Vùng I, nước ngọt (tiểu vùng), gồm toàn bộ diện tích, huyện Chợ Lách và 9 xã của huyện Châu Thành với tổng diện tích 32.580 ha, chiếm 14,24% diện tích toàn tỉnh. Đây là vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp thuận lợi, thích nghi nhất cho kinh tế vườn với diện tích cụ thể cho các loại cây.

Diện tích (ha) % so với toàn tỉnh

Dừa 2.486 7,85

Lúa 2.870 5,46

Về chăn nuôi, chủ yếu là nuôi gia cầm thả vườn và nuôi heo ở quy mô gia đình. - Vùng II là vùng lợ, gồm thị xã Bến Tre, huyện Mỏ Cày, huyện Giồng Trôm, một số xã thuộc huyện Bình Đại, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú với tổng diện tích 114.380 ha, chiếm 50,01% diện tích toàn tỉnh. Đây là vùng có diện tích lớn với diện tích rộng có đặc điểm tự nhiên chênh lệch nên vùng này được chia thành hai phân vùng IIa và IIb.

+ Phân vùng IIa là phân vùng có đặc tính lợ - ngọt chiếm ưu thế, với diện tích 49.730 ha chiếm 21,74% diện tích toàn tỉnh. Cây chủ lực của phân vùng này là dừa và vườn cây ăn trái, ngoài ra lúa và mía mỗi loại trên 5 ngàn ha.

Diện tích (ha) % so với toàn tỉnh

Dừa 11.679 36,90

Cây ăn trái 7.268 26,27

Lúa 5.463 10,40

Mía 5.443 33,92

+ Phân vùng IIb với diện tích 64.650 ha, chiếm 28,27% diện tích toàn tỉnh, phân vùng này có cây chủ lực là lúa và mía, ngoài ra vườn dừa cũng chiếm 1/3 diện tích dừa của tỉnh, xu hướng chuyển dần đất trồng mía và dừa sang trồng cây ăn trái.

Diện tích (ha) % so với toàn tỉnh

Lúa 17.856 33,99

Dừa 9.867 31,18

- Vùng III là vùng mặn, vùng này cũng được chia làm 2 phân vùng IIIa và IIIb. + Phân vùng IIIa gồm 8 xã của huyện Bình Đại, 10 xã của huyện Ba Tri và 7 xã của huyện Thạnh Phú với diện tích là 40.886ha, chiếm 17,88% diện tích toàn tỉnh. Phân vùng này trồng lúa và dừa, ngoài ra có một ít mía và cây ăn trái, rau màu trên vùng giồng cát.

Diện tích (ha) % so với toàn tỉnh

Lúa 24.884 47,37

Dừa 7.552 28,86

Mía 1.688 10,52

Cây ăn trái 1.266 4,58

+ Phân vùng IIIb gồm 3 xã của huyện Bình Đại, 5 xã của huyện Ba Tri và 3 xã của huyện Thạnh Phú với tổng diện tích 40.870 ha, chiếm 17,87% diện tích toàn tỉnh. Đây là vùng đặc trưng cho sản xuất lâm ngư nghiệp, chỉ có một ít lúa, dừa phân tán và cây ăn trái, thổ cư trên giồng cát, chăn nuôi khác kém phát triển nên không đáng kể.

Diện tích (ha) % so với toàn tỉnh

Lúa 1.462 2,78

Dừa 65 0,21

Cây ăn trái 10 0,04

Trên đây là quy hoạch phân vùng kinh tế từ nay đến năm 2010 nhằm tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội chặt chẽ hơn, cũng từ đó có kế hoạch đầu tư nguồn lao động, đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất từng vùng cho thích hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế hiện có của Bến Tre.

Ngoài phân vùng kinh tế, trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh đến 2010, tỉnh còn có quy hoạch xây dựng thị xã và hệ thống đô thị. Hiện nay, dân số đô thị ngày càng tăng, tính đến năm 1998 chiếm 113 ngàn người (8,75% dân số). Dân số các đô thị ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong dân số của tỉnh là xu hướng tất yếu của quá

trình công nghiệp hóa hiện nay, nhưng số dân ở đô thị hiện có của Bến Tre có phần quá tải so với trình độ phát triển công nghiệp, nhất là thị xã, thị trấn. Do đặc điểm tình hình dân cư đô thị ở Bến Tre trước đây như: di dân tránh bom đạn trong chiến tranh, sau đó ở lại đô thị; số dân ở nông thôn ra đô thị làm việc trong các cơ quan nhà nước; số dân ở nông thôn thiếu việc làm ra đô thị buôn bán rong; số dân được đào tạo khoa học kỹ thuật còn ít, do vậy nhất thiết phải tiến hành quy hoạch và cải tạo đô thị theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Chỉ tiêu phát triển hệ thống cụm đô thị với khoảng 347 ngàn dân, bao gồm thị xã Bến Tre đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3, thị trấn Mỏ Cày và Ba Tri thành đô thị loại 4; còn 5 thị trấn trung tâm các huyện khác thành đô thị loại 5; nâng 4 tiểu đô thị (Tiên Thủy, Lộc Thuận, Phước Mỹ Trung, Hương Mỹ) thành các thị trấn và nâng cấp 20 thị tứ. Trong thời gian tới, từng bước tái bố trí và bổ sung các khu chức năng nội thị, chỉnh trang phát triển và bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phúc lợi xã hội, các công trình công cộng đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và tương ứng với phần đô thị mở rộng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)