Phương hướng nội dung phân công lao động xã hội ở bến tre 1 Phương hướng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 53 - 54)

3.1.1. Phương hướng

Để phát triển nền kinh tế xã hội theo kịp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới, dựa vào những định hướng chung của Ban chấp hành Trung ương Đảng và thực trạng phân công lao động ở Bến Tre, xác định được yêu cầu cấp bách phải phân công lao động trong toàn tỉnh, mà phân công lao động xã hội thể hiện quy mô và kết cấu các ngành nghề, tỉnh Bến Tre đã định hướng phân công lao động xã hội để phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 như sau:

- ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở.

Khai thác hợp lý và tối ưu các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người nhằm tạo ra những sản phẩm nông - ngư nghiệp có chất lượng và giá trị cao, có khả năng đưa vào chế biến xuất khẩu và có khả năng kết hợp với du lịch sinh thái của toàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến trình phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông - ngư sản, công nghiệp phục vụ sản xuất nông - nghư nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng có lợi thế và tiểu thủ công nghiệp truyền thống, sử dụng các lợi thế về nguyên liệu, thị trường và lao động.

Từng bước đổi mới công nghệ và nâng cao tỷ trọng cơ giới hóa trong nông - ngư nghiệp, đổi mới nhanh trang thiết bị và mở rộng quy mô công nghiệp, xây dựng hệ thống kinh tế mở, đẩy mạnh thương mại - dịch vụ và tăng nhanh mối quan hệ thị trường tạo lực đẩy phát triển mới cho toàn tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hiện đại.

- Nhanh chóng xây dựng hệ thống đô thị bằng cách bố trí và xây dựng các tuyến kinh tế đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp huyện, các làng nghề, hoàn chỉnh các trung tâm thương mại - du lịch - dịch vụ tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới bằng đô thị hóa nông thôn, hình thành các đô thị vừa và nhỏ gắn với phát triển công thương nghiệp.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và công trình công cộng đồng bộ nhằm phá thế "cù lao" đã kìm hãm tốc độ phát triển của tỉnh trong các năm qua:

Nhanh chóng mở rộng và hoàn chỉnh hệ thống giao thông trục kết hợp với các tuyến kinh tế đô thị, bê tông một số đường huyện quan trọng, hoàn chỉnh cầu và bến giao thông thủy, khai thác tối đa lợi thế đường thủy đối nội và đến các trung tâm đô thị lớn trong vùng.

Hoàn chỉnh hệ thống cấp nước lớn cho phát triển công nghiệp và dân sinh.

Hoàn chỉnh tuyến điện cao thế và trung thế ba pha trên toàn tỉnh, đặc biệt là cho vùng kinh tế biển của ba huyện.

Hoàn chỉnh hòa mạng bưu chính viễn thông chất lượng cao của cả nước, phát triển hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật cao trên mạng internet.

Chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới các công trình y tế, văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh, đặc biệt chú trọng đầu tư cho y tế.

Đầu tư dài hạn về giáo dục, từ xóa mù chữ - giáo dục phổ thông - dạy nghề - đào tạo chuyên nghiệp đến giáo dục về nếp sống văn hóa, về bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là đào tạo đội ngũ quản lý.

Tóm lại, từ nay đến năm 2010 Bến Tre tổ chức thực hiện phân công lao động xã

hội triệt để và hợp lý hơn để tiến tới hoàn chỉnh dần cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ hiện đại góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)