Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động và tài nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 47 - 48)

Việc tiến hành phân công lao động ở Bến Tre những năm tới là vấn đề có ý nghĩa kinh tế - xã hội cấp bách, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả hai thế mạnh kinh tế chủ yếu của Tỉnh là lao động và đất đai.

Qua khảo sát thực trạng nêu tren cho thấy những thế mạnh đó chủ yếu vẫn còn tiềm ẩn. Số liệu điều tra mới nhất đã chỉ ra rằng 91,5% dân số sống ở nông thôn, với việc sử dụng thời gian lao động trong ba năm qua tuy có tăng nhưng tăng không đáng kể (1997 là 72,13%, 1998 là 73,09%, năm 1999 là 74,02%). Trong số 91,5% dân số sinh sống ở nông thôn thì 80% sống bằng nghề nông. Với thực trạng đất để sản xuất nông nghiệp nhỏ bé (0,11 ha /người) thì việc phát huy yếu tố lao động để mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tái sản xuất mở rộng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. C.Mác đã cho rằng: nếu các điều kiện khác không có gì thay đổi thì giá trị và khối lượng sản phẩm sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lao động được sử dụng.

Chúng ta đều biết, trong bất kỳ nền sản xuất ở xã hội nào, nếu không có sự tham gia của lao động sống thì tư liệu sản xuất sẽ là những vật thể chết, không thể tiêu dùng, kể cả hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhất. Cũng theo C.Mác: Một cái máy không dùng vào lao động là một cái máy vô ích. Hơn nữa nó còn bị ảnh hưởng phá hoại của những yếu tố tự nhiên mà hư hỏng đi. Sắt thì han rỉ, gỗ thì mục nát, len không đem chế biến thì bị sâu cắn, lao động sống phải nắm lấy những vật đó, cải tử hoàn sinh cho nó, biến từ những công dụng tiềm ẩn thành những công dụng có công hiệu thực sự.

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng của Bến Tre còn ở trình độ thấp, tỷ trọng trong GDP của tỉnh ngày càng giảm từ 17,7% năm 1990 xuống 10,4% năm 1999, nguyên do có nhiều như thiếu vốn đầu tư, trình độ người lao động thấp...; bên cạnh

đó, cần phải tính đến đội ngũ lao động có tay nghề cao do chưa được tổ chức sử dụng hợp lý và đãi ngộ thỏa đáng của địa phương nên đã bỏ đi tìm việc ngoài tỉnh.

Về tài nguyên: Hiện nay, cơ bản nước ta mới bước vào thềm các nước đang phát triển. Riêng Bến Tre vẫn là một trong những tỉnh nghèo và lạc hậu vào bậc nhất nước. Hai thế mạnh kinh tế của tỉnh là lao động dồi dào, đất đai, biển bạc trù phú, nhưng lại chưa được khai thác có hiệu quả. Tất cả những thực tế nói trên đòi hỏi có số lượng lao động và trình độ lao động nhất định, đòi hỏi tổ chức và phân công lao động hợp lý vào việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên của địa phương, phát triển ngành nghề tạo nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy từng bước sự hình thành cơ cấu kinh tế mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 47 - 48)