thiện đời sống người lao động
Để phát huy tiềm năng kinh tế của Bến Tre, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người và đẩy nhanh tiến trình phát triển công nghiệp, dịch vụ, từ đó chuyển dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải phân bố lại lực lượng lao động, nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời tạo ra cơ cấu lao động xã hội mới.
Phân công lao động xã hội có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn về kinh tế của Bến Tre - mất cân đối trong nền kinh tế, cơ cấu kinh tế nặng về nông nghiệp - là chưa tạo được cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đàu cho các ngành sản xuất trong tỉnh, chưa có những cơ sở công nghiệp đủ sức cải biến tình hình kinh tế nghèo nàn hiện nay. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã đề ra phương hướng cho những năm trước mắt là phải tập trung tối đa nguồn lực đầu tư có trọng điểm vào các thế mạnh kinh tế, phải rất quan tâm đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Quá trình công nghiệp hóa XHCN luôn luôn gắn với quá trình phân công lao động xã hội, do đó, yêu cầu đặt ra cho Bến Tre là năng suất lao động phải được nâng lên rõ rệt trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và sẽ nâng lên hơn nữa bằng cách tổ chức phân
công lao động xã hội theo hướng, khai thác tiềm năng kinh tế sẵn có của mỗi người lao động, của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng kinh tế trong tỉnh. Muốn khai thác được thế mạnh tiềm năng đó, tất nhiên là sau khi điều tra khảo sát, quy hoạch từng vùng, và đi liền với quá trình tổ chức sản xuất; cần phải phân công lao động cho thích hợp theo khả năng, trình độ của người lao động. Tất nhiên muốn quá trình đó diễn ra trôi chảy thì công tác đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân lành nghề phải được tiến hành cùng với quá trình quy hoạch và phân vùng kinh tế.
Để có thể tận dụng mọi nguồn lao động và tạo việc làm cho nhiều người, trong việc phát triển kinh tế, Bến Tre phải chú trọng tổ chức sản xuất kết hợp quy mô nhỏ, vừa và lớn; kết hợp sử dụng lao động thủ công với lao động nửa cơ khí và cơ khí; vừa tạo điều kiện để chuyên môn hóa sức lao động nhằm tận dụng tài năng và sức lực của mọi người lao động; vừa chú trọng phát triển kinh doanh tổng hợp trên mỗi đơn vị, mỗi khu vực kinh tế. Tuy nhiên, tạo việc làm cho nhiều người không có nghĩa là sử dụng bừa bãi sức lao động, xem nhẹ việc giảm lượng hao phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm. Mặt khác trong quản lý kinh tế cần mạnh dạn tăng thêm lao động cho việc mở rộng quy mô và cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và có lợi cho việc tăng năng suất lao động xã hội. Tăng năng suất lao động xã hội không chỉ là tăng thêm sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc giảm bớt thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, mà còn phải tiết kiệm lượng hao phí nguyên liệu, hao phí máy móc, thiết bị. C.Mác cũng đã nói: sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất của lao động, chúng ta hiểu, nói chung là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, sao cho một số lượng lao động ít hơn mà lại có được một sức sản xuất ra nhiều giá tri sử dụng hơn.
Tóm lại, ở Bến Tre hiện nay, việc tăng năng suất lao động xã hội, việc khai thác
thế mạnh kinh tế từng vùng trong tỉnh tùy thuộc vào việc phân công lao động xã hội, vào việc xác định cơ cấu lao động hợp lý để tổ chức sản xuất, phát huy mọi tiềm năng kinh tế và tính sáng tạo của người lao động nhằm tăng tổng sản phẩm xã hội, cải thiện đời sống người lao động.