Phân công lao động giữa các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 55 - 57)

Hiện nay toàn bộ các ngành kinh tế của tỉnh được chia theo cơ cấu ba ngành lớn. Trong nền kinh tế quốc dân có 3 khu vực sản xuất chính là khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II (công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng), III (dịch vụ). Phân công lao động cho phù hợp giữa các ngành trong nội bộ từng khu vực, giữa các khu vực kinh tế là cơ sở để phân công lao động cho từng ngành khác nhau trong nền kinh tế. Trong điều kiện của Bến Tre hiện nay, phân công lao động giữa các vùng, giữa các ngành kinh tế có tác dụng

quyết định đối với việc đưa nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lên nền sản xuất lớn và do đó tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ hiện đại.

ở Bến Tre, trong thời gian từ 1990 đến năm 1999 do công nghiệp chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp nói chung còn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng sản phẩm của tỉnh (từ 60,3% lên 65,8%), khả năng lao động khá dồi dào thì phân công lao động phải ưu tiên vào các ngành có sẵn đối tượng lao động như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, tiểu thủ công nghiệp, để tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh tăng lên hoặc đối tượng lao động có nhiều tiềm năng như công nghiệp chế biến trái cây, chế biến thủy hải sản.

Bến Tre hiện nay, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phân công lao động vẫn là nâng cao năng suất lao động nông nghiệp mà trước hết là năng suất lao động của nghề trồng cây ăn quả (tỷ trọng giá trị sản xuất trong nội bộ ngành trồng đã tăng từ 6,9% năm 1990 lên 27,8% năm 1998) và nghề nuôi bắt thủy sản (tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản đã tăng từ 5,3% năm 1991 lên 12,5% năm 1999).

Thực tế cũng đã chỉ ra rằng, trình độ sản xuất lương thực, thực phẩm và phát triển nông nghiệp quyết định mức độ phân công lao động xã hội, mà cụ thể là sự phân bổ lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Để thực hiện phân công lao động xã hội theo ngành, tỉnh ủy Bến Tre đã xác định mục tiêu là nâng cao tốc độ tăng trưởng của các ngành và lĩnh vực kinh tế sao cho mức tăng trưởng của khu vực II và III trong GDP phải nhanh hơn khu vực I; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, khai thác phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế địa phương, trong đó phát triển đồng bộ ngành thủy sản thực sự thành ngành kinh tế mạnh tạo nên một trong các khâu đột phá của nền kinh tế của tỉnh. Và cũng từ đây, tỉnh đã đề ra chỉ tiêu về dân số nông nghiệp đến năm 2010 là 70% dân số; cơ cấu trong GDP của tỉnh ở khu vực I còn 52,2%; khu vực II từ 10,4% lên 18,1%, khu vực III từ 23,8% lên 29,7%.

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, của nước ta hiện nay cho thấy nơi nào có nền công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm, nơi đó sẽ tụt hậu càng xa hơn. Bài học đó có ý nghĩa chung cho cả nước cũng như đối với Bến Tre nói riêng. Vậy muốn không rơi vào con đường luẩn quẩn, muốn không bị tụt hậu thì phần công lao động xã hội phải hướng vào công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010) pdf (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)