Xác định thu nhập tính thuế và số thuế phải nộp của cá nhân cư trú:

Một phần của tài liệu Thue doc (Trang 65 - 69)

 Chỉ có cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh được xem xét giảm trừ gia cảnh ( loại trừ các khoản BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm bắt buộc tùy từng nghề nghiệp ; các khoản giảm trừ gia cảnh; các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học ra khỏi thu nhập chịu thuế TNCN ).

 Trong năm, cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ cả hoạt động kinh doanh và tiền lương, tiền công thì thu nhập chịu thuế sẽ là tổng 2 khoản thu nhập trên. Tuy nhiên, cá nhân có thu nhập chịu thuế từ cả 2 khoản cũng chỉ được giảm trừ gia cảnh một lần.

7.1. Thu nhập tính thuế của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương

= Tổng tiền lương, tiền công một năm – BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm bắt buộc tùy từng nghề nghiệp – 4 x 12 – 1,6 x 12 x số người phụ thuộc – Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học

Chú ý mức giảm trừ gia cảnh:

 Mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (tương đương 4 x 12 = 48 triệu đồng/năm)

 Xác định người phụ thuộc:

Con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú:

• Dưới 18 tuổi

• Trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động

• Đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng <= 500 000 đ/tháng  Vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, mẹ kế, bố dượng

của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năn lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng <= 500.000đ/tháng.

 Ông bà nội ( ngoại ), cô dì cậu chú bác ( ruột ), cháu ( ruột ) không có nơi nương tựa, người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng mà:

• Ngoài độ tuổi lao động

• Hoặc trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động

• Hoặc trong độ tuổi lao động nhưng không có thu nhập

• Hoặc trong độ tuổi lao động, có thu nhập nhưng thu nhập < = 500. 000đ/tháng

Lưu ý về nguyên tắc: “ Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế ”. Nên giảm trừ gia cảnh cho người có thu nhập cao hơn.

Ví dụ 1: 2 người con A, B đang nuôi dưỡng cha mẹ. Nếu A tính cha mẹ là người phụ thuộc của A để giảm trừ gia cảnh ( 1,6 x 12 x 2 ) rồi thì B không được tính cha mẹ là người phụ thuộc của B nữa & không được giảm trừ gia cảnh số tiền là 1,6 x 12 x 2

Ví dụ 2: Hai vợ chồng đang nuôi 2 đứa con, đứa 1 tuổi, đứa 17 tuổi. Nếu đối với vợ 2 đứa con là người phụ thuộc thì đối với chồng 2 đứa con không đượ xem xét là người phụ thuộc nữa.

Ví dụ 3: Ông E có vợ làm ở cơ quan lương bình quân 1 tháng là 1,6 triệu đồng. Ông E đang làm ở công ty liên doanh, lương 10 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng đang nuôi 2 con nhỏ ( 16 tuổi và 17 tuổi )

Chú ý: Thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú có từ tiền lương, tiền công phải là tổng tiền lương tiền công phát sinh trong năm. Muốn tính thu nhập chịu thuế trong một tháng thì thu nhập tính thuế là thu nhập trung bình 1 tháng = tổng tiền lương, tiền công trong một năm / 12, chứ không phải là thu nhập phát sinh thực tế từng tháng.

• Nếu vợ ông E xem 2 đứa con là người phụ thuộc của mình thì thu nhập tính thuế của vợ E ( giả sử thu nhập 1,6 triệu đồng/tháng này đã trừ các khoản BHXH, BHYT, BHTN và bà ta không đóng góp từ thiện) = 1,6 – 2 x 1,6 – 4 = -5,6

 Bà E không phải nộp thuế TNCN & không được hoàn 5,6 triệu đồng tiền thuế. Thu nhập tính thuế của ông E = 10 – 4 = 6 triệu

• Nếu ông E xem 2 đứa con là người phụ thuộc của mình thì thu nhập tính thuế của ông E ( giả sử đã trừ BHXH, BHYT, BHTN và không đóng từ thiện ) là : = 10 – 2 x 1,6 – 4 = 2,8. Thu nhập tính thuế của bà E là: 1,6 – 4 = -2,4 triệu  Bà E không nộp thuế và không được hoàn 2,4 triệu đồng

 Như vậy, giảm trừ gia cảnh ( người phụ thuộc ) cho người có thu nhập nhiều hơn sẽ có lợi hơn.

7.2. Thu nhập tính thuế của cá nhân cư trú có thu nhập từ hoạt động kinh doanh:

a. Cá nhân cư trú kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ không xác định đầy đủ doanh thu và chi phí  nộp thuế theo phương pháp khoán.

b. Cá nhân cư trú kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu bán hàng, không hạch toán và xác định được chi phí:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế x Tỷ lệ TNCT ấn định

c. Cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ ( xác định đầy đủ doanh thu và chi phí )

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu chịu thuế - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác

 Doanh thu chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ ( tính theo giá bán trả ngay )

 Chi phí hợp lý là chi phí thực tế phát sinh, liên quan đến việc tạo ra doanh thu & thu nhập chịu thuế. Chi phí hợp lý bao gồm:

 Tiền lương, tiền công , phụ cấp chi trả cho người lao động (không bao gồm khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên đứng tên)

 Chi phí nguyên vật liệu, chi khấu hao, chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

 Chi phí trả lãi tiền vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh ( chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn thành lập cơ sở của cá nhân không được tính vào chi phí hợp lý )

 Chi phí quản lý ( tiền điện, nước, điện thoại, mua văn phòng phẩm, chi phí bán hàng…)

Chú ý: Vật tư, hàng hóa vừa dùng cho tiêu dùng cá nhân vừa dùng cho sản xuất kinh doanh, chỉ được tính vào chi phí hợp lý phần sử dụng cho xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thue doc (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w