THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DNVN
2.5.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, một số THVN đã đầu tư mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng và quảng bá sản phẩm và hình ảnh của mình. Có thể kể những tên tuổi quen thuộc như FPT, Đồng Tâm, Vina Giầy, Việt Tiến, Trung Nguyên, Vinamilk, Thiên Long, Điện Quang… thật sự mà nói nhìn vào quá trình phát triển của những công ty trên ắt hẳn bên trong hàm chứ những nổ lực không ngừng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy ví dụ nếu so sánh chất lượng đôi giầy của Vina Giầy, chiếc áo sơ mi của Việt Tiến hiện nay với chất lượng sản phẩm của nó 10 năm về trước quả là một trời một vực. Điều này muốn khẳng định rằng các DNVN không phải không có những thế mạnh về chất lượng như đại đa số chúng ta nghĩ. Chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu thị trường trong và ngoài nước là một trong những điều kiện cần trong cạnh tranh ngày nay, phát huy và duy trì các yếu tố đó một cách ổn định là tạo điều kiện thuận lợi việc xây dựng và phát triển TH bên trong DN. Ngoài việc quan tâm đến các yếu tố trên, các DNVN gần đây cũng rất chú ý đến vấn đề quảng cáo sản phẩm và hình ảnh TH, họ cũng thường xuyên tài trợ các chương trình mang tính cộng đồng như xây dựng nhà tình nghĩa cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, ủng hộ cho đồng bào bị lũ lụt… tất cả các hoạt đồng này là những lợi thế để DN dễ dàng xây dựng và quảng bá TH của mình đến NTD trong và ngoài nước.
Bên cạnh những nổ lực từ phía DN để tạo ra những lợi thế của riêng mình, các DNVN còn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc xây dựng TH cụ thể:
Uỷ ban Nhân dân TP.HCM đã hỗ trợ mạnh mẽ cho việc phát động chương trình hội chợ “Hàng VN chất lượng cao”, chương trình này được NTD hưởng ứng nhiệt tình với hàng trăm ngàn lượt người cho những kỳ hội chợ hàng năm trên mỗi miền đất nước.
Uỷ ban Trung ương Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam cũng đã phát động chương trình “ Sáng tạo xây dựng thương hiệu Việt” nhằm giới thiệu TH sản phẩm đến với thị trường trong và ngoài nước.
Bộ thương mại đang trong quá trình xây dựng dự thảo về một Chương trình quốc gia tổng thể về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các THVN. Bộ thương mại sẽ phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội, các nhà tư vấn để thực hiện chương trình với 3 nội dung chính. Thứ nhất, là tăng cường nhận thức của DN về TH. Thứ hai, song song với giải quyết vấn đề nhận thức, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết 4 vấn đề bức xúc của DN. Cụ thể là (1) nới lỏng chính sách quản lý, tạo điều kiện cho DN đầu tư vào TH; (2) đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký TH; (3) hỗ trợ DN trong việc đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho DN về xây dựng và quảng bá TH; (4) và tăng cường cơ chế thực thi pháp luật, xử lý nghiêm mọi vi phạm quyền sở hữu TH (hàng giả, hàng nhái). Thứ ba, xây dựng và quảng bá một “Nhãn sản phẩm quốc gia” ra thị trường nước ngoài với tên tiếng Anh là Vietnam Value Inside.
Chương trình “Vietnam Value Inside” là chương trình lựa chọn một số công ty đã có sản phẩm đạt chất lượng quốc tế tham gia, tập trung vào các sản phẩm chế biến, tiêu dùng và công nghiệp, thủ công mỹ nghệ…
Những công ty được lựa chọn sẽ được phép sử dụng một biểu trưng gắn lên sản phẩm của mình. Đây là biểu trưng đại diện cho chất lượng, tính sáng tạo và nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Ngoài ra, biểu trưng còn nhằm mục đích tăng
cường nhận biết của các nhà nhập khẩu trên thị trường thế giới, giúp các sản phẩm của các DN thâm nhập thị trường nước ngoài một cách thuận lợi hơn.
Trong bối cảnh THVN chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới thì việc hợp tác giữa Nhà nước và các DN nhằm xây dựng một hình ảnh chung cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam quảng bá hình ảnh chung đó một cách mạnh mẽ trên thị trường quốc tế là một cách làm có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, đem lại hiệu quả cao hơn so với việc xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho từng TH riêng biệt.