Nạn làm hàng giả
Kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực vẫn luôn có những mặt trái của nó, mà trong những cái đó là nạn làm hàng giả, tức là nhái, copy những thành quả lao động và sáng tạo của người khác để đánh lừa NTD và từ đó thu lợi nhuận. Nạn làm hàng giả vi phạm quyền SHCN, hay nói rộng hơn là quyền sở hữu trí tuệ, không chỉ có ở Việt Nam mà còn phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, riêng năm 2002, các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với công an kinh tế đã xử lý hành chính hơn 3.000 vụ vi phạm quyền SHCN; ngành tòa án cũng xử lý hình sự hàng trăm vụ làm hàng giả; thanh tra Khoa học công nghệ của Bộ KH&CN cũng xử lý hàng trăm đơn vị vi phạm, xử phạt hàng trăm triệu đồng và
tiến hành hủy bỏ các yếu tố vi phạm… Tuy vậy, tệ nạn này tại nước ta vẫn không hề suy giảm mà ngược lại đang diễn biến theo chiều hướng trầm trọng thêm. Điều này được thể hiện rõ là cứ mỗi khi có một sản phẩm có uy tín, có tên tuổi và được bán chạy trên thị trường là hầu như ngay lập tức có hàng giả, hàng nhái ăn theo. Ví dụ như Gas đốt của các hãng Petro limex, BP, Elf gas, VT gas, giày dép Biti’s, khăn giấy Tempo, phụ tùng xe gắn máy Honda, Bia Heneiken…. Và hàng ngàn nhãn hiệu khác nữa đang phải đối mặt với nạn làm hàng giả, hàng nhái. Nếu trong một nền kinh tế cứ tiếp tục để cho nạn làm hàng giả, hàng nhái tồn tại sẽ mang đến những hậu quả rất xấu trước hết là cho DN có sản phẩm bị nhái, kế đó là cho nền kinh tế và xã hội.
Thiệt hại thấy rõ nhất cho DN: đó là làm giảm sức tiêu thụ hàng hóa của DN trên thị trường, làm mất uy tín của DN vì chất lượng hàng hóa không đảm bảo như hàng do chính họ đưa ra thị trường. Chi phí tiếp thị, quảng cáo của DN cho hàng hóa của mình bị người khác thụ hưởng, trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới mất thị trường.
Còn đối với nền kinh tế xã hội: nạn làm hàng giả, hàng nhái sẽ gây thất thu thuế cho Nhà nước, làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đối với một số nhà đầu tư trong nước muốn gia nhập ngành, làm giảm khả năng sáng tạo của lực lượng lao động. Riêng đối với NTD thị bị lừa do mua phải những hàng hóa kém chất lượng, đôi khi còn nguy hại đến mức độ an toàn về sức khỏe. Đặc biệt đối với những mặt hàng như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, gas tiêu dùng…
Vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu.(Phụ lục 3)
Trước thực trạng nạn làm hàng giả, hàng nhái ở nước ta hiện nay, thế thì Nhà nước, DN, NTD cần làm gì để đấu tranh chống lại tệ nạn này. Ngoài những nổ lực từ phía Nhà nước như xử phạt vi phạm hành chính, NTD kết hợp với DN
và Nhà nước kịp thời tố giác các DN vi phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái thì nhiệm vụ quan trọng của DN là phải đăng ký bảo hộ TH ngay khi có thể, cụ thể là đăng ký trước hay cùng lúc với khi bắt đầu khởi sự chuyện kinh doanh. Bởi vì, việc đăng ký này là căn cứ, là cơ sở pháp lý cao nhất để Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho DN mình. Việc đăng ký bảo hộ TH thật ra không khó, tuy nhiên đây là điểm yếu số một của hầu hết các DNVN. Lấy điển hình bài học của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam)-là TH nổi tiếng trong nước, như khi phát hiện có đơn xin bảo hộ nhãn hiệu Petro tại Mỹ, thì Công ty này mới vội vã xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước. Rất may là TH Petro đã quá nổi tiếng trong nước, nên Cục Sở hữu Trí tuệ mới cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian ngắn so với thông lệ để DN này tranh đấu bảo vệ TH của mình ở thị trường nước ngoài, nếu không văn bằng bảo hộ có thể sẽ bị hủy bỏ. Gần đây có ý kiến cho rằng các DNVN có thể bị mất TH ở thị trường nước ngoài bởi vì có quá nhiều TH của VN bị các nước phỗng tay trên như thuốc lá Vinataba bị các Công ty Indonesia đăng ký trước tại 14 nước trong khu vực; Vifon bị đăng ký tại Ba Lan và Mỹ; Diana bị đăng ký tại Trung Quốc và Nga; nước mắm Phú Quốc Hưng Thành bị Công ty Thái Lan đăng ký tại Mỹ, Pháp…đấy là những thiệt thòi và mất mát rất lớn của các DNVN khi đối mặt với thị trường nước ngoài. Thế còn chuyện trong sân nhà còn đáng buồn hơn đó là theo Cục Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, cho đến nay, số lượng nhãn hiệu hàng hóa của các DN thuộc các nước ASEAN đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với con số vài trăm nhãn hiệu hàng hóa của DNVN đăng ký ở thị trường nước ngoài và so với tổng số 21.000 nhãn hiệu của các DNVN đã được đăng ký. Cụ thể, các DN đăng ký tại VN như sau: Sigapore: 997 nhãn hiệu; Thái Lan: 699 nhãn hiệu; Malaysia:338 nhãn hiệu; Indonesia: 319 nhãn hiệu; Philippies:179 nhãn hiệu… với chiều hướng như thế này DNVN sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn những nhãn hiệu
mới và có nguy cơ bị các DN nước ngoài chiếm đoạt nhãn hiệu trên chính đất nước mình, bởi luật bảo hộ TH của các nước ASEAN, ai nộp đơn trước sẽ được đăng ký trước.