THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Một phần của tài liệu Tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu trong điều kiện hội nhập (Trang 36 - 38)

TẾ QUỐC TẾ.

Việt nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nên việc giao thương buôn bán giữa các quốc gia trở nên phổ biến và thường xuyên hơn. Các DNVN cũng tham gia vào quá trình này với vai trò là người bán, người mua hay nhận gia công… cho dù đóng vai trò như thế nào đi nữa thì các DN của chúng ta cũng phải đối đầu với sự cạnh tranh vô cùng gây gắt của nền kinh tế hội nhập. Vậy làm thế nào để tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh và luôn biến đổi không ngừng thế này, thiết nghĩ mỗi DN cần phải tạo cho mình một bản sắc riêng, nét độc đáo riêng mà đối thủ không thể bắt chước được. Những bản sắc, nét độc đáo riêng đó nhất thiết phải được cấu thành trong chính sản phẩm/dịch vụ của DN để từ đó xây dựng nên TH riêng cho DN mình. Có được TH riêng cho mình thì DN phải nhanh chóng đăng ký bảo hộ TH ngay khi có thể bởi vì xu hướng cạnh tranh trong hội nhập ngày nay không có chỗ đứng cho những DN không tên không tuổi.

Trong thời gian qua, thị trường trong nước đã có những chuyển biến tích cực với sự ra đời của nhiều tên tuổi hàng hóa VN. Các hoạt động truyền thông và NTD quan tâm hơn nhiều đối với hàng hóa mang THVN. Tuy nhiên, trên thực tế hàng hóa của VN vẫn còn bán với giá thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm còn kém, chưa thật sự có được những TH mạnh để cạnh tranh với một số hàng hóa của khu vực và thế giới. Điều này có thể thấy rõ qua việc so sánh một số sản phẩm:

Một chiếc áo sơ mi với mẫu mã, màu sắc, nơi sản xuất, chất liệu hầu như hoàn toàn giống nhau, nhưng mang TH An Phước, thì bán với giá 218.000đ/chiếc; còn nếu mang TH Pierre Cardin, thì bán với giá là 526.000đ/chiếc.

Xét về ngành gạo thì VN là quốc gia có sản lượng gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, nhưng giá gạo của ta luôn đứng sau giá gạo của Thái Lan. Cùng nhóm gạo 5% tấm thì gạo Thái Lan bán với giá 200 USD/tấn, còn gạo Việt Nam chỉ bán với giá 187 USD/tấn.

Hay nước mắm Phú Quốc của VN sản xuất bán tại siêu thị San Francisco (Mỹ) với giá 0,99 USD/chai, còn TH Phú Quốc do Thái Lan sản xuất bán với giá 2,99 USD/chai.

Hiện nay, về khả năng sản xuất, Việt nam đã là nhà cung cấp cho nhiều sản phẩm chất lượng cao cho các TH nổi tiếng trên thế giới như giầy Nike, Adidas, quần áo thời trang của Boss, Pierre Cardin, Levi’s… Nhưng hầu hết, đây chỉ là những DN sản xuất gia công theo đơn hàng, và thiết kế của đối tác nước ngoài. Để những sản phẩm sản xuất trong nước có được những TH hiệu mạnh trên thương trường thế giới, DNVN cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn vào công tác xây dựng TH trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, một trong những rủi ro của những THVN trên thị trường quốc tế là thường xuyên phải đối phó với tình trạng tranh chấp quyền sử dụng nhãn hiệu trong nhiều lĩnh vực như các trường hợp cá Ba Sa của Agrifish, Petrolimex, Vinataba…

Ngoài ra, còn các trường hợp như cà phê Trung Nguyên mất quyền sử dụng nhãn hiệu tại thị trường Mỹ, Petro VN, Sai Gon Tourist, Vinamilk là những bài học phải trả giá đắt đối với các DNVN do chưa quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu của mình tại các thị trường mục tiêu. Và tất

nhiên, còn nhiều trường hợp DN đã mất quyền sử dụng nhãn hiệu tại nước ngoài nhưng đến giờ vẫn chưa hề biết.

Một phần của tài liệu Tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu trong điều kiện hội nhập (Trang 36 - 38)