Đối với các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 78)

d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

2.2.3.1.Đối với các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp:

Để lĩnh vực này phát triển mạnh và vững chắc, tỉnh cần phải giải quyết tốt ba vấn đề sau:

- Làm thế nào để sản lượng lớn và chất lượng cao - Vấn đề hậu sản xuất

- Sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm Như vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần phải:

- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, lai tạo và nhập những giống cây tốt cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng.

- Ứng dụng máy móc tiến tiến hiện đại vào trong sản xuất, cơ giới hoá từ khâu làm đất đến thu hoạch.

- Tiếp tục nghiên cứu các phương thức bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch để nông sản đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Có các biện pháp nhằm quảng bá và giới thiệu nông sản Lạng Sơn đến các tỉnh bạn và quốc tế như: tổ chức các hội chợ hàng nông sản, tham gia các triển lãm và giao lưu về sản xuất nông nghiệp, quảng cáo trên báo, đài, internet…

- Tỉnh có thể áp dụng và phổ biến mô hình xây dựng các hợp tác xã chuyên canh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp giống như các công ty cổ phần. Người nông dân đóng góp cổ tức của mình bằng ruộng đất đã giao quyền sử dụng. Có một ban đại diện (giống như ban giám đốc) sẽ cùng bàn bạc, nghiên cứu và thống nhất về cây giống, công nghệ sản xuất, cách thức chăm sóc, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm. Các cổ đông (tức là những người nông dân) sẽ được chia lợi nhuận theo mức đóng góp của mình. Mô hình này sẽ tạo sự ổn định trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm, tránh được hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất, hiện tượng “ép giá” người nông dân.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 78)