b. Vốn ODA và vốn nước ngoài khác
1.2.4.1. Ngành Nông – lâm – ngư nghiệp
Đối với kinh tế Lạng Sơn, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Với trên 81% dân số sống ở nông thôn, 76% dân số và hơn 80% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nông nghiệp quyết định đời sống dân cư, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho họ. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Lạng Sơn.
Ngành này nếu xét về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư thì có tỷ lệ thấp nhất trong cả thời kỳ so với hai ngành còn lại. Năm 2001 tỷ trọng của ngành trong tổng vốn đầu tư là 12,12% thì đến năm 2006 tăng cao nhất cũng chỉ chiếm 17,2% sau đó đến năm 2007 lại tụt xuống chỉ còn 7,14%. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng vốn liên hoàn của khu vực này thấp nhất trong ba khu vực nghĩa là sự gia tăng đầu tư không lớn qua mỗi năm, nếu năm 2001 số vốn là 66 tỷ đồng thì sau tám năm, số vốn chỉ tăng lên gần 2 lần là 120 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư vào nhóm ngành này lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao.
Nguồn vốn đầu tư cho khu vực này chủ yếu là: vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn ngân sách địa phương.
Đối với trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản, vốn đầu tư tập trung vào
những lĩnh vực sau:
- Xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác hỗ trợ và phát triển sản xuất như: xây dựng các trạm thú y, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật… - Xây dựng các công trình thuỷ lợi và kiên cố hoá kênh mương (có thể nói, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp hàng năm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực này).
- Tăng cường cơ khí hoá, điện khí hoá trong sản xuất với việc đầu tư mua sắm các máy động cơ, phương tiện vận tải cơ giới
- Ngoài ra tỉnh còn thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vốn vay trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế trang trại, thay thế và cải tạo một số giống cây trồng, vật nuôi mới
Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp và kinh tế đồi rừng là thế mạnh của các tỉnh
miền núi nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Nhận thức rõ những lợi ích mang lại từ ngành Lâm nghiệp cho xã hội, trong giai đoạn 2001-2008, vấn đề đầu tư tăng diện tích trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã được tỉnh rất quan tâm, chú trọng.
Phần lớn lượng vốn đến từ Ngân sách Nhà nước với chương trình trồng 5 triệu ha rừng mỗi năm, một phần nhỏ còn lại là vốn trồng cây nhân dân của Ngân sách địa phương. Sau đây chúng ta sẽ tập trung xem xét nguồn vốn 661 (hay chương trình trồng 5 triệu ha rừng) ở Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008
Bảng 1. 17: Vốn đầu tư cho lâm nghiệp từ Ngân sách Nhà nước ở Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008
HẠNG MỤC Tổng vốn Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng 127,269 8,584 10,329 9,760 15,850 17,676 19,760 21,430 23,880
1. Vốn lâm sinh 110,625 7,727 9,634 9,089 14,076 15,406 17,440 17,299 19,954
1.1. Bảo vệ rừng 12,767 845 1,098 1,285 1,542 1,479 1,505 2,596 2,417 1.2. Khoanh nuôi tái
sinh 6,263 279 366 473 427 1,075 1,393 709 1,541 1.3. Trồng rừng mới 62,179 4,440 5,852 5,058 7,500 8,288 10,050 9,868 11,123 1.4. Chăm sóc rừng trồng 29,416 2,163 2,318 2,273 4,607 4,564 4,492 4,126 4,873 2. Đầu tư khác 7,858 273 36 0 774 1,199 1,000 2,587 1,989 2.1. Xây dựng cơ bản 661 1,000 1,000 2.2. Lập các dự án 1,087 1,087 1,989
2.3. Thanh toán năm
trước 3,782 273 36 774 1,199 1,500
3. Vốn Quản lý 8,786 584 659 671 1,000 1,071 1,320 1,544 1,937
Nguồn:Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Lạng Sơn các năm 2001-2008
Như vậy, lượng vốn đầu tư cho lâm nghiệp hàng năm trung bình khoảng 15,9 tỷ đồng, lượng vốn tăng dần qua các năm. Cho đến thời điểm này thì vốn còn lại vào khoảng 8 tỷ đồng và sẽ được thực hiện hết cho đến năm 2010. Vốn đầu tư hỗ trợ cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng thêm diện tích rừng mới, chăm sóc rừng trồng được và các hoạt động bảo vệ rừng.