Đầu tư cho lĩnh vực văn hoá – thông tin thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

Lĩnh vực này trong giai đoạn 2001-2008 nhận được số vốn đầu tư vào khoảng 2000 tỷ đồng. Trong đó, hàng năm Thể dục - Thể thao được đầu tư khoảng 5-6 tỷ đồng, còn lại được tập trung đầu tư cho lĩnh vực văn hoá thông tin, đặc biệt là phát thanh truyền hình. Nhiều di sản văn hoá được đầu tư khôi phục và khai thác như: Thành Nhà Mạc, các động Nhất-Nhị-Tam Thanh,…Công tác phát thanh truyền hình được quan tâm đầu tư vào các trạm phát lại và phương tiện nghe nhìn. Xây dựng mới sân vận động Đông Kinh, nâng cấp trung tâm thể thao tỉnh, tổ chức các hoạt động thể thao…

1.3. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 2008

1.3.1. Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

1.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Tình hình khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn trong giai đoạn 2001-2008 được thể hiện trong bảng 1.20 sau:

Bảng 1.21: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư

( Tỷ đồng ) 1381 1744 2023 2256 1766 1953 2860 3830 Vốn đầu tư thực hiện (

Tỷ đồng ) 1132 1447.5 1723.6 1904.1 1471 1625 2523 3355 Vốn đầu tư dở dang

( Tỷ đồng ) 249 296.5 299.4 351.9 294.9 328.1 337.5 474.9 Tỷ lệ VĐT thực

hiện/VĐT (%) 82 83 85.2 84.4 83.3 83.2 88.2 87.6

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

Lạng Sơn các năm 2001-2008

Trong giai đoạn 2001-2008, vốn đầu tư thực hiện ở Lạng Sơn có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên không ở mức cao. Bình quân trong tám năm qua, vốn đầu tư thực hiện đạt 84,6%, trong đó hai năm gần đây đạt mức cao nhất: năm 2007 đạt 88,2%, năm 2008 đạt 87,6%. Nhưng cùng với đó, vốn đầu tư dở dang cuối kỳ cũng tăng lên về số tuyệt đối, năm 2001 là 249 tỷ đồng chiếm 18% thì đến năm 2008 là 474,9 tỷ đồng chiếm 12,4%. Mức tăng này là do năng lực xây dựng cơ bản của tỉnh có hạn không đáp ứng kịp với sự tăng của vốn đầu tư, hơn nữa khối lượng xây dựng dở dang năm trước chuyển sang lớn nên khối lượng vốn xây dựng cuối kỳ trong các năm lớn. Vì vậy, trong giai đoạn tới Lạng Sơn cần phải quan tâm tiến hành dứt điểm và nhanh chóng các công trình cần huy động nhanh để giảm vốn ứ đọng giúp vốn đầu tư nhanh chóng phát huy tác dụng.

1.3.1.2. Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho họat động sản xuất kinh doanh. Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)