Ngành Dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)

b. Vốn ODA và vốn nước ngoài khác

1.4.2.3.Ngành Dịch vụ du lịch

Dịch vụ là khu vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất trong giai đoạn 2001-2008, điều này cũng dễ hiểu đối với một tỉnh biên giới như Lạng Sơn. Với những lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên trục đường giao thông thuận lợi lại tiếp giáp với Trung Quốc – một đất nước có nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ - nên Lạng Sơn có điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch.

Qua bảng 1.14 và 1.15, ta nhận thấy trung bình mỗi năm, khu vực này nhận được hơn 1400 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ so với tổng vốn đầu tư của cả tỉnh ( tỷ trọng bình quân mỗi năm là 65% ). Nhìn chung, lượng vốn này khá ổn định và duy trì ở mức khá cao từ 60-70%, có năm tỷ trọng vốn còn lên đến 75,4 % ( năm 2002 ). Tuy nhiên, trong năm 2003, vốn đầu tư cho khu vực Dịch vụ giảm sút mạnh chỉ còn 696 tỷ đồng và chiếm 34,4% cơ cấu vốn đầu tư (thấp nhất trong cả giai đoạn). Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này:

- Thứ nhất là do sự gia tăng mạnh mẽ của vốn đầu tư dành cho công nghiệp và xây dựng (tăng 251,55% so với năm 2002).

- Thứ hai là do từ năm 2002 đến năm 2003, hoạt động đầu tư cho lĩnh vực xuất nhập khẩu vị chững lại do sự thay đổi về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu phía Trung Quốc.

Sang đến năm 2004, tỉnh đã chủ động tổ chức các buổi tiếp xúc, đàm phán, trao đổi với phía Trung Quốc nhằm từng bước thoá gỡ khó khăn, vướng mắc đồng thời cân đối cơ cấu vốn đầu tư cho các khu vực. Nhờ vậy, lượng vốn cho dịch vụ đã gia tăng trở lại (năm 2004 tăng lên gấp 112,93% so với năm 2003). Trong những năm tiếp theo, với chủ trương nhanh chóng đưa Thương mại và Du lịch trở thành ngành mũi

nhọn, tỉnh tiếp tục đầu tư vốn cho khu vực này. Nhờ vậy, trong bốn năm tiếp theo, lượng vốn đã gia tăng trở lại. Cụ thể: năm 2005 là 1232 tỷ đồng, năm 2006 là 1360 tỷ đồng, năm 2007 là 1972 tỷ đồng, năm 2008 là 2360 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)