Về kết quả và hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3.3.4. Về kết quả và hiệu quả đầu tư

Nếu chỉ nhìn vào sự gia tăng của tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP thì có thể thấy hiệu quả đầu tư đạt được trong giai đoạn 2001-2008 là cao. Nhưng như vậy là chưa đủ, một con số khác không kém phần quan trọng đã được đề cập trong phần chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư ở Lạng Sơn là ICOR. Có thể nói tăng vốn là phát triển theo chiều rộng, về số lượng còn tăng hiệu quả mới là phát triển theo chiều

sâu, về chất lượng. Hơn nữa, Lạng Sơn đang ở vào thời điểm mà nếu đầu tư sản xuất kém hiệu quả thì sức cạnh tranh sẽ thấp, cả sự tăng trưởng về số lượng cũng không thể duy trì được. Vậy mà ICOR của tỉnh còn ở mức rất cao, có năm lên đến 7,01 tuy trong ba năm cuối giai đoạn đã giảm xuống nhưng trung bình vẫn là 4. Điều này chứng tỏ hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra còn quá thấp. Hiệu quả thấp thì những mục tiêu hay kế hoạch đặt ra không thể cao, sức cạnh tranh của tỉnh trong thu hút các nguồn vốn so với các tỉnh bạn bị giảm sút.

Một điều cần lưu ý nữa là nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước vẫn còn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, nếu chúng ta sử dụng vốn không hiệu quả tức là lãng phí tiền của của nhân dân. Mặt khác, với hiệu quả đầu tư như thế này, thì không chỉ có thất thoát, lãng phí mà chi phí sản xuất kinh doanh tăng, khấu hao lớn và ghánh nặng nợ nần ngày một chồng chất.

Hiệu quả kinh tế luôn gắn liền với hiệu quả xã hội, xét cho cùng thì mục đích cuối cùng của các hoạt động đầu tư cũng là vì con người, trong những năm qua, những thay đổi tích cực của các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh cho thấy phần nào hiệu quả của các hoạt động đầu tư trên địa bàn. Tuy nhiên nếu nhìn ra các khu vực khác thì có thể thấy, mức sống của người dân vẫn còn thấp so với cả nước (tỉnh vẫn nằm trong nhóm những tỉnh có chỉ số phát triển con người thấp nhất cả nước). Chất lượng giáo dục, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ và nâng cao mức sống cho người dân chưa cao cho thấy sự tăng trưởng vẫn chưa thật sự đồng đều và bền vững.

1.3.3.5.Về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực được coi là một nhân tố vô cùng quan trọng, tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác đầu tư. Rõ ràng là sự yếu kém về năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác thẩm định, công tác quy hoạch hay công tác dự báo sẽ dẫn đến những sai lầm hay những quyết định đầu tư không đúng đắn. Đội ngũ cán bộ của tỉnh vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện nay, một số cán bộ còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa thành thạo đặc biệt là cán bộ cấp huyện, xã nên khi tiến hành kiểm tra đôn đốc, thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các Nghị định, Thông tư về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình còn lúng túng và nhiều sai sót. Một số đơn vị tư vấn lập dự án chậm và kéo dài, chất lượng lập và thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hoặc tổng dự toán còn nhiều sai sót, một số nội dung chưa phù hợp với quy định, tiêu chuẩn, định mức hiện hành khiến cho thời gian thi công kéo dài, chất lượng các dự án đầu tư không cao thậm chí có nhiều dự án khi đưa vào hoạt động thì lại không phù hợp hoặc không có hiệu quả.

Bên cạnh sự yếu kém về nghiệp vụ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ của tỉnh, một vấn đề còn rất bất cập nữa chính là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào

công tác, phục vụ công việc còn kém. Nếu khoa học kỹ thuật mà điển hình là công nghệ thông tin được ứng dụng hợp lý trong quá trình làm việc, từ lúc nghiên cứu, dự báo đến khi triển khai và đi vào thực hiện thì sẽ nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư lên rất nhiều. Thế nhưng việc đầu tư hiện đại hoá các máy móc, mạng lưới thông tin chủ yếu chỉ tập trung ở một số cơ quan trọng tâm của thành phố chưa thật sự đồng đều, đặc biệt là các khu vực ở nông thôn. Áp dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu trong thời điểm hiện nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thì trong tương lai vấn đề này cũng cần được tỉnh quan tâm chú trọng.

Chương 2: Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w