GDP và nhịp độ tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Nó thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP có thể cho ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế: đang thu hẹp hay mở rộng, đang phát triển hay suy thoái…

Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Trước hết, ta xem xét đến GDP và tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn từ năm 2001 đến năm 2008:

Bảng 1.25: GDP của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

GDP ( tỷ đồng ) 2468 2743 3077 3694 4323 5078 6027 7857 Tốc độ tăng (%) 10.75 9.13 10.02 10.03 10.26 10.34 11.58 11.31

Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước giai đoạn 2001- 2008 và định hướng đầu tư trong giai đoạn tới

Qua bảng trên ta thấy trong những năm vừa qua, GDP của Lạng Sơn liên tục gia tăng, nếu năm 2001 là 2468 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã đạt mức 7857 tỷ đồng ( gấp hơn 3 lần ). Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cũng khá ổn định và đạt mức khá cao trung bình 10,43%/năm, có xu hướng tăng theo thời gian. Đây là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế tỉnh nhà.

Hình 1.2: Tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn so với cả nước từ năm 2001 đến năm 2008

Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới; Tổng cục Thống kê

Nếu so sánh với tốc độ tăng GDP của cả nước có thể thấy tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của cả nước. Đặc biệt trong năm 2008 khi mà GDP của cả nước sụt giảm chỉ còn 6,5% thì tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn vẫn cao ( đạt 11,31%).

GDP tăng lên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân rất quan trọng phải kể đến đó là sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư như đã nói ở trên. Theo nhận định của

các chuyên gia thì trong ba yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng GDP của Việt Nam trong thời kỳ 1998-2002 thì vốn chiếm đến 57,4%, 2003-2006 vốn chiếm 52,7% ( theo Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế và Thời báo kinh tế Việt Nam ). Như vậy, có thế nói nếu không có một mức độ gia tăng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn cao như đã phân tích ở phần 1.2.1 thì Lạng Sơn khó có thể đạt mức tăng trưởng cao như vậy.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w