Đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

b. Vốn ODA và vốn nước ngoài khác

1.2.4.Đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực

Trong tám năm qua lượng vốn đầu tư của Lạng Sơn vào ba khu vực này như sau:

Bảng 1.14: Vốn đầu tư toàn xã hội của Lạng Sơn phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001-2008

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nông - lâm ngư

nghiệp 66 74 79 89 93 109 112 120 Công nghiệp và Xây dựng 282 355 1248 685 441 484 776 1350 Dịch vụ 1033 1315 696 1482 1232 1360 1972 2360 Tổng vốn đầu tư xã hội 1381 1744 2023 2256 1766 1953 2860 3830

Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn

Bảng 1.15: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Lạng Sơn phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001-2008 (Đơn vị: %) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nông - Lâm ngư nghiệp 4.78 4.24 3.91 3.95 5.27 5.58 3.92 3.13 Công nghiệp và Xây dựng 20.42 20.36 61.69 30.36 24.97 24.78 27.13 35.25 Dịch vụ 74.8 75.4 34.4 65.69 69.76 69.64 68.95 61.62 Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn

Nhìn vào hai bảng trên, ta có thể đánh giá sơ bộ rằng vốn đầu tư ở Lạng Sơn trong thời gian qua tập trung nhiều nhất vào khu vực Dịch vụ còn khu vực Nông – lâm ngư nghiệp nhận được ít vốn đầu tư nhất. Nhìn chung, vốn đầu tư vào mỗi khu vực có xu hướng tăng lên theo thời gian về số tuyệt đối.

Để có một phân tích kỹ càng hơn, chúng ta hãy xem xét đến tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn của từng khu vực

Bảng 1.16: Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn từng ngành, lĩnh vực của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nông - lâm ngư nghiệp 12.12 6.76 12.66 4.49 17.2 2.75 7.14

Công nghiệp và Xây

dựng 25.89 251.55 -45.11 -35.62 9.75 60.33 73.97 Dịch vụ - du lịch 27.3 -47.07 112.93 -16.87 10.39 45 19.68 Tổng vốn đầu tư 26.29 16 11.52 -21.72 10.59 46.44 33.92

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn

Điểm nổi bật nhất qua bảng trên đó là sự biến động của vốn đầu tư vào mỗi ngành qua các năm, và sự biến động đó có liên quan khá chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng liên hoàn của vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn. Năm 2005 là năm mà lượng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh sụt giảm rất nhiều so với những năm khác trong kỳ nghiên cứu, kéo theo sự suy giảm của vốn đầu tư vào hai khu vực Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ - du lịch. Năm 2007 và 2008 là hai năm mà lượng vốn đầu tư vào Lạng Sơn tăng trở lại thì đồng thời vốn đầu tư cho hai khu vực trên cũng tăng trưởng tương đối cao.

Tốc độ tăng cao nhất thuộc về khu vực Công nghiệp và xây dựng trung bình tăng 45,6%/năm. Có thể nói giai đoạn 2001-2008 là giai đoạn mà Lạng Sơn đầu tư nhiều vào xây dựng kết cấu hạ tầng và một số nhà máy công nghiệp. Năm 2003, lượng vốn đầu tư vào khu vực này tăng đột biến lên đến 251,55 % tuy nhiên tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại không tăng mạnh do đó kéo theo sự sụt giảm của vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ. Đứng thứ hai là khu vực Dịch vụ - du lịch với 18,92%/năm, đây đồng thời cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh. Cuối cùng là khu vực Nông – lâm ngư nghiệp với 7,9%/năm. Bây giờ ta sẽ xem xét từng khu vực để có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu trên:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)