Quy mô và xu hướng đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 55)

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3.3.1.Quy mô và xu hướng đầu tư

Vốn đầu tư của Lạng Sơn trong giai đoạn này tuy đã tăng về số lượng nhưng quy mô vốn vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu vốn của tỉnh phục vụ cho tiến trình công

nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trước mắt, tỉnh còn cần thêm nhiều vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới để tạo công ăn việc làm và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bởi vì hiện này các nhà máy, xí nghiệp mới chỉ đáp ứng được 50% so với lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

Bên cạnh đó tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chiếm rất ít trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu đến từ Trung Quốc nên vẫn chưa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, chưa khai thác được hiệu quả những nguồn tài nguyên và lợi thế so sánh của tỉnh.

Các doanh nghiệp vẫn chưa huy động đủ số vốn cần thiết cho quá trình đầu tư mới đặc biệt là đầu tư phát triển, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, nhiều bất cập. Thị trường vốn chưa phát triển, thiếu các kênh huy động vốn nên những nguồn vốn huy động được vẫn chủ yếu là vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng. Mặt khác, việc khai thác, huy động các nguồn vốn từ quỹ nhà, đất cho đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu thủ tục, chính sách, thiếu sự nhất quán giữa các cấp lãnh đạo.

Tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm so với kế hoạch và khối lượng thực hiện, lượng vốn tồn tại Kho bạc Nhà nước chưa có khối lượng để thanh toán có năm chiếm tới 45% so với vốn theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 55)