Hệ số ICOR

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

Hệ số ICOR ( Incremental Capital Ouput Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng ) là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng trong kỳ. Như vậy, khi một đồng vốn bỏ ra để đầu tư có đạt được hiệu quả hay không sẽ được phản ánh trong hệ số ICOR.

Bảng 1.26: ICOR của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (%) 0.56 0.64 0.66 0.61 0.41 0.38 0.47 0.49 Tốc độ tăng GDP (%) 10.75 9.13 10.02 10.03 10.26 10.34 11.58 11.31 ICOR 5.2 7.01 6.59 6.08 3.996 3.68 4.06 4.33

Nguồn: Tính toán từ số liệu trong báo cáo tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy hệ số ICOR của tỉnh Lạng Sơn có sự biến động qua mỗi năm, nếu năm 2001 con số này dừng lại ở 5,2 thì đến năm 2002 đã tăng lên đến 7,01, năm 2002 tuy có giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao là 6,59, năm 2004 là 6,08, đến năm 2005 ICOR của Lạng Sơn giảm xuống gần một nửa so với năm trước còn 3,996, tiếp đó lại giảm xuống còn 3,68, trong hai năm cuối của giai đoạn này ICOR tăng trở lại là 4,06 và 4,33 tương ứng với năm 2007 và 2008. ICOR trung bình từ 2001-2008 là 5,11, một con số khá cao.

Hình 1.3: ICOR của Lạng Sơn so với cả nước giai đoạn 2001-2008

Nguồn: Báo cáo về tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới; bài viết Tiết kiệm - Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (tác giả Nguyễn Ngọc Sơn)

Từ năm 2001 đến năm 2004, ICOR của Lạng Sơn ở mức cao so với cả nước, trong những năm tiếp theo của giai đoạn này, ICOR của Lạng Sơn lại giảm xuống và duy trì ở mức thấp so với cả nước. Nhìn vào đồ thị, nếu ICOR của cả nước không có nhiều biến động và tăng dần qua các năm thì ICOR của Lạng Sơn lại biến động khá nhiều và chưa định hình một động thái thật sự rõ rệt.

Bây giờ ta sẽ phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự biến động của hệ số ICOR Lạng Sơn trong giai đoạn này. Trước hết ta nhắc lại phương pháp tính hệ số ICOR: ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm = Đầu tư trong kỳ/GDP tăng thêm ICOR của Lạng Sơn rất cao vào các năm 2002 - 2003 – 2004 ( với số liệu lần lượt là 7,01-6,59-6,08 ) đồng thời GDP của những năm này cũng tăng với tốc độ khá cao nhưng so với toàn bộ giai đoạn thì đây chưa phải là mức tăng cao nhất : tương ứng các năm là 9,13%-10,02%-10,03%. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư của tỉnh tập trung khá lớn vào những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Na Dương, đây là nguồn vốn đầu tư chưa thể phát huy tác dụng ngay trong kỳ. Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động thì GDP của tỉnh tăng nhanh từ 10,03 lên 10,26 – 10,34 – 11,58 – 11,31 trong những năm tiếp theo. Đồng thời trong năm 2005 và 2006 vốn đầu tư lại sụt giảm khá nhiều, do tỉnh tập trung giải quyết nợ tồn đọng từ những năm trước đó dẫn đến nhiều dự án đang triển khai phải đình, giãn, hoãn khiến cho hệ số ICOR cũng giảm và ở mức thấp nhất trong giai đoạn này là 3,996 và 3,68. Đến năm 2007 khi những khoản nợ đã cơ bản được giải quyết, một số dự án trước kia bị đình hoãn nay tiếp tục hoạt động trở lại, đồng thời tỉnh cũng xúc tiến nhiều hoạt động thu hút đầu tư khiến lượng vốn đầu tư gia tăng trở lại và tăng cao vào năm 2008 khiến hệ số ICOR cũng tăng lên. Cũng cần lưu ý thêm là trong hai năm này, những dự án lớn cũng tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tẩng, hai nhà máy xi măng lớn là Đồng Bành và Na Dương cùng một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khác. Như vậy, hệ số ICOR của tỉnh trong giai đoạn 2001-2008 chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của nguồn vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư thực hiện.

Không thể phủ nhận một điều là ICOR tăng nhanh tức là hiệu quả đầu tư cũng sẽ sụt giảm mạnh và nếu ICOR giảm thì không đồng nghĩa với chất lượng đầu tư đã tăng lên. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đầu tư ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào “chiều rộng “ nên rõ ràng hiệu quả của nó sẽ không cao và không tương xứng với nguồn lực bỏ ra. Lạng Sơn cũng không nằm ngoài điều đó. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, từ những thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng thì sự gia tăng của hệ số này vẫn là một điều đáng lo ngại.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w