Lĩnh vực nông lâm nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 65)

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1.2.3. Lĩnh vực nông lâm nghiệp và nông thôn

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo bước chuyển biến căn bản sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và nông thôn.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng chuyên canh tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến.

Phát triển chăn nuôi theo hướng ứng dụng các phương thức khoa học, tiên tiến, gắn với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Tập trung vào hình thức chăn nuôi trang trại lớn và vừa, kết hợp với chăn nuôi hộ gia đình. Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp. Quan tâm phát triển ngành thuỷ sản.

Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hiện có. Tăng cường khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng kinh tế, trồng rừng cảnh quan dọc các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ các khu du lịch, nghỉ dưỡng. Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý vốn rừng, không làm suy thái tài nguyên rừng. Tập trung phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai.

Nâng cấp xây dựng mới các cụm công trình thuỷ lợi quy mô lớn và vừa đảm baơ phục vụ săn xuất nông, lâm nghiệp. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ ở vùng xa, vùng khó khăn phục vụ sản xuất và đời sống nông dân.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w