2. Tổng hợp các ý kiến đánh giá của học viên: (tổng hợp của 29 lớp)
3.2.3. Từng bước hoàn thiện chương trình, mục tiêu, nội dung đào tạo cho từng đối tượng đào tạo
từng đối tượng đào tạo
* Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung là đào tạo đội ngũ CBQLKT NHCT hiểu biết và thành thạo kỹ năng - nghiệp vụ, kết hợp đào tạo nghề với đào tạo kiến thức tổng hợp - lý luận-quản trị; lấy thực tập tại cơ sở làm nền tảng, kết hợp lý luận với thực hành; tinh thông công việc; có nhân cách và đạo đức nghề nghiệp, tận tụy phục vụ khách hàng và phục vụ sự nghiệp phát triển NHCT.
* Nội dung đào tạo
+ Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu:
- Kiến thức lý luận - kinh tế - kỹ thuật - nghiệp vụ; - Quản trị và chiến lược;
- Quản trị hệ thống;
- Nhân cách, tác phong, kỹ năng cá nhân làm việc; - Giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức. + Các lĩnh vực đào tạo bổ trợ:
- Tin học thực hành và quản lý; - Ngoại ngữ chuyên ngành.
Tập trung vào các nội dung chính:
Đào tạo, đào tạo lại theo hệ thống chứng chỉ có giá trị trong hệ thống NHCTVN, trước mắt:
Một là: Chứng chỉ hành nghề nghiệp vụ NH (bắt buộc mọi người phải có không phân biệt trình độ)
- Các nghiệp vụ chính: tiền tệ - kho quỹ, tín dụng - bảo lãnh, kế toán -tài chính, kế toán thanh toán VNĐ và thanh toán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ NH, kinh doanh ngoại tệ, kiểm tra - kiểm toán, quản trị văn phòng;
- Chuyên sâu từng nghiệp vụ đảm đương;
- Quyền, nghĩa vụ lao động và trách nhiệm CBQLKT NHCT.
Hai là: Chứng chỉ cán sự NH (đối tượng là cán bộ trình độ trung cấp)
- Nắm vững những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM trong nền kinh tế thị trường; - Các nghiệp vụ chính đào tạo nghề theo từng chuyên đề nghiệp vụ chuyên sâu chú trọng kỹ năng thực hành;
- Văn hóa giao tiếp, ứng xử, trách nhiệm, đạo đức CBQLKT NHCT.
Ba là: Chứng chỉ kinh tế viên nghiệp vụ - kỹ thuật NH (đối tượng là cán bộ trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng).
- Lý luận về NH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khủng hoảng kinh tế - tài chính; tái cấu trúc hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế; nhà nước và pháp luật; NH trong đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thời cơ, thách thức, giải pháp; phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta; kiến thức kinh doanh và quản trị NH hiện đại....
Bốn là: Chứng chỉ quản trị NH cấp trung (đào tạo các chức danh giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng chi nhánh và trưởng phó phòng ban ở hội sở và các chức danh qui hoạch tương đương).
- Năng lực quản lý như: tâm lý lãnh đạo và quản lý; kỹ năng cơ bản để trở thành giám đốc; kỹ năng lãnh đạo và quản lý sự thay đổi; kỹ năng trình bày nâng cao; kỹ năng trình bày; kỹ năng giao tiếp đối ngoại, đàm phán; kỹ năng điều hành nghiệp vụ; quản lý nguồn nhân lực; quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro NH...
- Năng lực chuyên môn: các chiến lược phát triển; chiến lược marketing và lựa chọn khách hàng mục tiêu;hệ thống thông tin...
Năm là: Chứng chỉ quản trị viên NH cấp cao (các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và kinh tế viên chính, kinh tế viên cao cấp đương chức và qui hoạch).
Trên cơ sở chương trình quản trị NH cấp trung, phải nghiên cứu chuyên sâu thêm các chuyên đề sau:
- Kỹ năng quản trị: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý sự thay đổi; quyền uy, uy tín và quyền lực; quyền lực và nghệ thuật sử dụng quyền lực; quản trị tổ chức và nhân sự; đào tạo và phát triển kỹ năng quản trị thực hiện công việc; nghệ thuật lãnh đạo; phân cấp và ủy quyền...
- Kỹ năng chuyên môn: quản trị các mục tiêu và chính sách kinh doanh NH; phân tích tình huống kinh doanh; thị trường tiền tệ và sản phẩm thị trường; chính sách tiền tệ và kiểm soát tiền tệ; chính sách ngoại hối và sản phẩm ngoại hối; chính sách và điều hành tỷ giá...
Ngoài ra, còn phải đào tạo các kiến thức bổ trợ, phù hợp cho từng đối tượng CBQLKT:
+ Chương trình đào tạo tin học thực hành và quản lý; + Chương trình đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành.