NH là ngành kinh tế tổng hợp do đó đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Bảng thống kê dưới đây phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên NHCT Việt Nam.
Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ chuyên môn CBQLKT NHCT
Chỉ tiêu Năm Tổng số Trên đại học Đại học và cao đẳng Trung cấp Sơ cấp và chưa qua đào
tạo Lượn g Tỷ lệ % Lượn g Tỷ lệ % Lượn g Tỷ lệ % Lượn g Tỷ lệ % 1998 12.151 78 0,64 5397 44,4 4019 33,1 2675 21,86 1999 12.487 115 0,9 5313 42,58 4182 33,5 2877 23,1 2000 12.639 124 0,98 5826 46,1 3760 29,7 2929 23,22
2001 12.678 132 1,04 5895 46,5 3713 29,3 2938 23,16 2002 12.753 143 1,12 5987 46,9 3657 28,7 2966 23,28 2002 12.753 143 1,12 5987 46,9 3657 28,7 2966 23,28 2003 13.150 185 1,40 7125 54,18 3257 24,76 2583 18,12 2004 13.804 217 1,57 8014 58,06 2969 21,5 2604 18,87
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng CBNV hàng năm NHCT.
Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ CBQLKT-NHCT
Chỉ tiêu Năm
Tổng số
Cử nhân Bằng C Bằng B
Lượng Tỷ lệ % Lượng Tỷ lệ % Lượng Tỷ lệ %
2001 12678 229 1,80 1247 9,83 1773 13,98
2002 12753 251 1,96 1366 10,71 1875 14,70
2003 13150 290 2,20 1630 12,39 2160 16,42
2004 13804 349 2,52 1989 14,4 2315 16,77
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng CBNV hàng năm NHCT.
Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ lý luận chính trị CBQLKT-NHCT
Chỉ tiêu Năm Tổng số Cử nhân Cao cấp Lượng Tỷ lệ % Lượng Tỷ lệ % 2001 12.678 58 0,45 90 0,7 2002 12.753 62 0,48 141 1,1 2003 13.150 75 0,57 480 3,6 2004 13.804 86 0,62 686 4,96
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng CBNV hàng năm NHCT.
Để đánh giá tổng quan về mặt trình độ CBNV của các NHTM nhà nước Việt Nam đang cùng hoạt động, số liệu tham khảo thời điểm đầu năm 2000 như sau:
Bảng 2.6:Cơ cấu trình độ CBNVcủa NHTM nhà nước Việt Nam Đơn vị tính:% Chỉ tiêu Ngân hàng Trên đại học Đại học Cao đẳng, Trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào
tạo
Ngân hàng Công thương 0,98 30,10 69,00
Ngân hàng Đầu tư phát triển 0,75 34,10 65,15
Ngân hàng Ngoại thương 1,57 46,00 52,43
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
0,35 28,65 71,00
Nguồn: Bùi Khắc Sơn, Đề tài khoa học - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực trong hệ thống NHTMVN.
Theo bảng trên ta thấy, trình độ CBNVcủa các NHTM nhà nước Việt Nam có tỷ lệ tương đương nhau, Ngân hàng Ngoại thương có tỷ lệ cán bộ đại học và trên đại học lớn hơn so với các NH khác, NHNo có tỷ lệ cán bộ đại học và trên đại học thấp nhất. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, việc đối xử bình đẳng giữa các quốc gia sẽ xóa bỏ những hạn chế đối với NH nước ngoài tại Việt Nam. Khi đó NHCT không những phải cạnh tranh với các NHTM trong nước mà còn phải cạnh tranh với NHTM nước ngoài. Lúc này mới là cuộc cạnh tranh thực sự nhìn chung cái mà NHTM nhà nước Việt Nam thiếu và yếu như: Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, công nghệ NH, con người, tổ chức bộ máy lại là những mặt mạnh của NHTM nước ngoài. Vì vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu thua ngay trên "sân nhà" khi hết sự bảo hộ của nhà nước thì chỉ còn duy nhất một biện pháp là nhanh chóng đầu tư đào tạo và đào tạo lại CBQLKT ngân hàng, làm chủ công nghệ NH hiện đại, chuẩn bị thế và lực trong công cuộc cạnh tranh mới gay go quyết liệt để giữ vững vai trò quan trọng trong nền kinh tế theo định hướng XHCN, thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đơn vị: %
Hệ thống ngân hàng Đại học và trên đại học trong tổng số lao động Anh 78 Nhật 75 Đức 77 Thái Lan 65 Malaixia 62
Nguồn: Vụ tổ chức cán bộ đào tạo NHNN.
Nhận xét chung:
Số lượng cán bộ đông, "tính đến cuối năm 2004, NHCTVN có tới 13.804 người, số lao động dôi dư và chưa qua đào tạo chiếm khoảng 20% tổng số lao động trong toàn hệ thống - thực chất là thừa cục bộ, thiếu tổng thể [43, tr. 8].
Chất lượng cán bộ không cao, trên 50% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, 20% cán bộ có trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ gần 20%. Chất lượng nguồn nhân lực hàng năm đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Trình độ ngoại ngữ (Cử nhân, trình độ C, trình độ B) thấp, tỷ lệ tính đến thời điểm cuối năm 2004 theo báo cáo đạt gần 35% trên tổng số CBNV. Đại đa số CBQLKT (kể cả lãnh đạo) không giao tiếp trực tiếp được với người nước ngoài mà thường phải thông qua phiên dịch, chỉ có một số rất ít cán bộ một số phòng NHCTVN có quan hệ giao dịch với nước ngoài sử dụng tốt ngoại ngữ.
Trình độ chính trị: Số CBQLKT có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị chiếm tỷ lệ thấp (tỷ lệ 5% vào thời điểm cuối 2004) bởi vì việc đào tạo này còn gắn với qui hoạch, tiêu chuẩn hóa cán bộ.
Một là: Đội ngũ cán bộ về cơ bản được rèn luyện thử thách trong thời bao cấp và kinh tế thị trường, trải qua nhiều thăng trầm nên có nhiều kinh nghiệm trong thực tế hoạt động. Có ý chí phấn đấu vươn lên có năng lực chuyên môn, quản trị điều hành NH. NHCT đã ban hành nhiều qui chế về quản lý cán bộ
Hai là: Cán bộ được hình thành đào tạo trong thời kỳ kế hoạch, tập trung bao cấp do lịch sử để lại nên còn có nhiều vấn đề nổi cộm. Nhưng cũng có những nguyên nhân do bản thân NHCT gây ra đó là việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ người lao động.
Ba là: Đào tạo và đào tạo lại còn chắp vá, phân công lao động chưa hợp lý. Độ nhanh nhạy, khả năng tiếp thị, trình độ năng lực chung, đặc biệt là khả năng phân tích, đánh giá thực tiễn rất hạn chế.
Bốn là: Các kỹ năng cần thiết của cán bộ QLKTNHCT về đàm phán tiếp thị, ngoại ngữ, văn hóa doanh nghiệp còn yếu kém. Mặt yếu kém nhất của cán bộ NHCT là ngoại ngữ, tin học và cập nhật kiến thức kinh tế thị trường về quản lý tác nghiệp các mặt hoạt động NH.