Nguyên nhân của thực trạng trên đây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 93 - 99)

2. Tổng hợp các ý kiến đánh giá của học viên: (tổng hợp của 29 lớp)

2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng trên đây

* Nguyên nhân của các thành quả

Một là: Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo do lãnh đạo NHCT giao

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo năm, được lãnh đạo NHCT duyệt, ban Giám đốc TTĐT đã cùng với phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, các phòng nghiệp vụ NHCT có liên quan và lãnh đạo các chi nhánh tổ chức triển khai thực hiện có kết quả nhiệm vụ đào tạo.

Hai là:Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo và sự phối kết hợp với các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ NHCT

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, TTĐT đã nhận được sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành NHCT. Ban lãnh đạo NHCT cử đồng chí Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác đào tạo, các khóa học đều có ý kiến phê duyệt về nội dung, chương trình của lãnh đạo NHCT.

-Vào đầu quí IV hàng năm TTĐT chủ động phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL.

- Căn cứ vào phiếu đánh giá của học viên sau mỗi khóa đào tạo, giáo trình, giáo án, tài liệu giảng dạy đều được chỉnh sửa, bổ sung cho sát với tình hình thực tế.

Ba là: Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức

Ban Giám đốc TTĐT xác định giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công của khóa học, quyết định chất lượng đào tạo, muốn nâng cao chất lượng đào tạo cần có đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm tốt, yêu ngành yêu nghề. TTĐT thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, đề nghị NHCT có chính sách ưu đãi giảng viên kiêm chức cả về vật chất và tinh thần.

Bốn là: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và đối tượng đào tạo

TTĐT bước đầu đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đào tạo được nhiều mặt, nhiều mảng nghiệp vụ; vừa đào tạo tại TTĐT, vừa đào tạo theo cụm chi nhánh; vừa đào tạo cơ bản lại vừa đào tạo chuyên sâu; không những đào tạo cho CBNV mà còn đào tạo cho cả lãnh đạo các chi nhánh và đào tạo cho khách hàng vay vốn.

Năm là: Phấn đấu xây dựng tập thể TTĐT đoàn kết, động viên CBNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Toàn thể CBNV TTĐT đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao có tinh thần trách nhiệm cao, góp phần xứng đáng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo.

- Đã kết hợp tốt sự lãnh đạo của chi bộ Đảng với sự điều hành của Ban giám đốc và các hoạt động có hiệu quả của các tổ chức quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... là động lực để TTĐT hoàn thành công tác chuyên môn.

* Nguyên nhân của các yếu kém, hạn chế Thứ nhất: Chưa có cơ sở pháp lý thựcsự

Hoạt động đào tạo và đào tạo lại của TTĐT NHCT theo mô hình doanh nghiệp tự đào tạo, chưa có qui định của nhà nước, bộ chủ quản (NHNN chưa có qui định chung về chức năng, nhiệm vụ, qui trình, qui chế đào tạo) các TTĐT của các NHTM vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Qui chế hoạt động của TTĐT NHCT khác qui chế đào tạo của các TTĐT NHTM khác, phương thức đào tạo, tài liệu, đối tượng đào tạo cũng khác nhau... chưa được chính qui về mặt nhà nước, nên hạn chế việc áp dụng những thành tựu khoa học, giáo dục vào công tác đào tạo của TTĐT các NHTM. Cũng chính vì vậy quan hệ phối hợp giữa TTĐT và các phòng ban Trụ sở chính NHCT còn chồng chéo, chưa phân định rõ phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong công tác đào tạo. Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Nguộc - Giám đốc TTĐT-NHCT: "Công tác đào tạo khá tràn lan, chưa gắn liền với công việc đang làm và sẽ làm, đào tạo cán bộ chưa gắn liền với qui hoạch, sử dụng cán bộ; chưa có một kế hoạch đào tạo chủ động phục vụ phát triển của Ngân hàng Công thương trong tương lai" [36].

Thứ hai:Cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện để đào tạo, đào tạo lại CBQLKT với chất lượng cao số lượng lớn.

Thứ ba:Qui chế giảng viên kiêm chức hiện nay ban hành chưa phù hợp

Qui chế ban hành từ khi mới thành lập TTĐT đã lạc hậu chưa chỉnh sửa kịp thời. Không gắn việc giảng dạy với công việc chuyên môn, với bình bầu thi đua, bổ nhiệm cán bộ. Đội ngũ giảng viên kiêm chức chưa say sưa với sự nghiệp đào tạo, chưa có cơ chế động viên khuyến khích họ giảng dạy, đồng thời cũng không có cơ chế bắt buộc họ phải giảng... Chế độ thù lao đối với giảng viên kiêm chức 25.000VNĐ/tiết / lý thuyết, chưa động viên khuyến khích được giảng viên kiêm chức sưu tầm tài liệu soạn thảo bài giảng

với tinh thần trách nhiệm và chất lượng cao. NHCTVN chưa đề ra được tiêu chuẩn cụ thể về giảng viên kiêm chức, chưa có quyết định chính thức công nhận giảng viên kiêm chức tại TTĐT. Còn có tình trạng các phòng ban Trụ sở chính cử cán bộ giảng dạy chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm nên còn lúng túng chưa biết cách truyền đạt đến học viên làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Giảng viên của các trường đại học và học viện thuê ngoài có nghiệp vụ sư phạm, có trình độ lý luận nhưng không nắm vững thực tế hoạt động của NHCT nên lại hạn chế về phần ứng dụng thực tiễn, lý luận xa rời thực tế.

Thứ tư:Tính phức tạp, thiếu đồng nhất về đối tượng đào tạo

Học viên đến học tập tại TTĐT, do đặc điểm của NHCT có trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, lứa tuổi, tuổi đời, tuổi nghề khác nhau, kinh nghiệm chuyên môn cũng khác nhau. Hiện nay NHCTVN có trên 70 chi nhánh cấp I và trên 50 chi nhánh cấp II (chi nhánh trực thuộc) với cách đào tạo như hiện nay, khi mở lớp TTĐT phân bổ chỉ tiêu đến chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp I phân bổ tiếp chỉ tiêu cho chi nhánh cấp II do mình quản lý, thường mỗi lớp mở khoảng 50 học viên mỗi chi nhánh chỉ cử được 01- 02 cán bộ đi đào tạo, vì thế cán bộ được đào tạo rất ít. Một số ít học viên ý thức học tập chưa tốt, còn học chiếu lệ, tính tích cực, chủ động trong học tập chưa cao. Về chất lượng nguồn lực, NHCTVN đánh giá như sau:

Lúc mới thành lập (7/1988) chỉ có 67 cán bộ, chuyên viên của NHTW và hơn 5.600 cán bộ của chi nhánh tỉnh, thành phố trong toàn quốc, trong đó chỉ có 20,8% trình độ đại học, 31,7% trung học, 40,3% sơ cấp và 7,2% chưa qua đào tạo. Đến nay, đội ngũ CBCNV của NHCT đã tăng tới 12.000 lao động, với tuổi đời bình quân là 38 tuổi, trong đó: nam 31,52%; nữ 68,48%; Về trình độ: trên đại học 0,37%, đại học và cao đẳng Ngân hàng 41%, trung cấp 24,63%, sơ cấp 10,12%, chưa qua đào tạo 11,26%; phần lớn cán bộ nghiệp vụ đều biết sử dụng công nghệ tin học và đa số các cán bộ làm công tác đối ngoại, thanh toán quốc tế, điện toán đều sử dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn. Nhưng xét về chất lượng cán bộ thì NHCT vẫn còn thiếu lao động có trình độ nghiệp vụ cao.

Với số lượng nhân lực như trên là quá lớn so với qui mô kinh doanh. Về chất lượng, khoảng 80% lao động có trình độ đại học được đào tạo từ những năm 1990 trở về trước, hạn chế kiến thức về kinh doanh NH trong cơ chế thị trường, chưa cập nhật kịp kiến thức mới để vận hành NH hiện đại có trình độ công nghệ cao [31, tr. 3-4].

Thứ năm: Thiếu sự phối hợp của cơ sở với TTĐT

Về phía các chi nhánh (là người sử dụng lao động) còn có hiện tượng đăng ký cho cán bộ đi học, nhưng đến khi TTĐT tổ chức lớp, triệu tập học lại không cho cán bộ đi học với muôn vàn lý do khác nhau, nhiều khi còn cử cán bộ đi học sai đối tượng đào tạo. Chứng chỉ do TTĐT cấp cho các CBQLKT theo học chưa là điều kiện bắt buộc khi bố trí công việc hoặc bổ nhiệm, đối với cán bộ các đơn vị thành viên. Nhiều chi nhánh còn bố trí cán bộ không đúng với chuyên môn được đào tạo. TTĐT có sổ theo dõi đào tạo nhằm mục đích thông báo kết quả đào tạo của học viên đến chi nhánh và xin góp ý của chi nhánh để công tác đào tạo của TTĐT phù hợp thực tế hoạt động ở cơ sở và ý kiến đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo đối công việc của cán bộ đã qua đào tạo; nhưng nhiều lãnh đạo chi nhánh bỏ qua không ghi nhận xét hoặc nhận xét chung chung mặc dù lãnh đạo TTĐT nhiều lần có công văn đề nghị phối hợp để công tác đào tạo của TTĐT ngày càng sát với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, điều đó phản ánh sự gắn kết giữa TTĐT và các đơn vị thành viên trong việc đánh giá chất lượng sau đào tạo chưa chặt chẽ, thường xuyên, các đơn vị thành viên chưa thực sự quan tâm đến việc phối hợp cùng TTĐT nâng cao chất lượng đào tạo.

Thứ sáu: Tính chủ động trong công tác đào tạo của TTĐT bị hạn chế bởi qui chế hoạt động do NHCT qui định. Hiện nay TTĐT không được giao nhiệm vụ xác định nhu cầu đào tạo trong hệ thống NHCT mà chỉ có quyền tham gia vào kế hoạch đào tạo do phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo lập, trình lãnh đạo NHCT phê duyệt. Việc tuyển chọn cán bộ, giảng viên cơ hữu tại TTĐT do NHCTVN ra quyết định tuyển chọn, điều động. Tổ chức đảng, đoàn, công đoàn, chế độ lương, thưởng... thực hiện như một phòng ban của NHCTVN. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo hay nghiên cứu khoa học thực hiện theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc NHCTVN theo từng lớp học, từng khóa đào tạo. Nói một cách khác là

TTĐT hiện nay mới chỉ là nơi tổ chức thực hiện các khóa học đã được NHCTVN phê duyệt theo hàng năm, hàng quý, hàng tháng chứ chưa hoàn toàn chủ động trong hoạt động đào tạo của trung tâm.

Tóm lại, chương 2 trình bày khái quát về NHCTVN; chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của TTĐT, thực trạng về nhiều mặt và về đào tạo, đào tạo lại cán bộ QLKT tại TTĐT NHCT, đưa ra các số liệu đánh giá số lượng, chất lượng đào tạo, đào tạo lại CBQLKT tại TTĐT, những thành công và hạn chế, từ đó xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan và các yếu tố làm hạn chế công tác đào tạo, đào tạo lại CBQLKT tại TTĐT NHCT kể từ khi thành lập cho đến nay.

Chương 3

Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động

đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm đào tạo Ngân hàng côngthương Việt nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 93 - 99)