Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Côngthương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 99 - 102)

2. Tổng hợp các ý kiến đánh giá của học viên: (tổng hợp của 29 lớp)

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Côngthương

* Đa dạng hóa vốn tự có

Để nâng cao nguồn vốn sở hữu, tạo điều kiện đẩy mạnh kinh doanh nhưng vẫn dành quyền quyết định của Nhà nước, trước mắt chỉ bán cổ phần không biểu quyết cho CBNV khoảng 250 tỷ đồng, từ sau năm 2005, phát hành cổ phiếu vô danh để bổ sung vốn điều lệ, phấn đấu năm 2010 tỷ lệ vốn của Nhà nước chiếm từ 60 - 70% tổng số vốn điều lệ.

* Về tổ chức màng lưới

- Cơ cấu lại tổ chức và màng lưới theo mô hình NHTM hiện đại, một bộ máy kinh doanh năng động, có khả năng thích ứng với thị trường. Hội sở chính và chi nhánh được tổ chức theo cấu trúc một cơ thể thống nhất, có quan hệ máu thịt; trong đó Hội sở chính là trung tâm đầu não thực hiện cả hai chức năng quản lý và trực tiếp kinh doanh.

- Chi nhánh là đại diện ủy quyền trực tiếp với khách hàng của Hội sở chính; không qua đầu mối quản lý trung gian.

- Các công ty trực thuộc có cấu trúc sở hữu với NHCT theo mô hình công ty mẹ công ty con, có mối liên kết chặt chẽ, không thể tách rời về sản phẩm và thị trường, đưa hệ thống NHCT tạo thành tập đoàn NH tài chính mạnh.

* Tín dụng

Đổi mới cơ bản hoạt động kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường.

Thực hiện các hình thức dịch vụ tín dụng, đại lý hưởng hoa hồng và dịch vụ quản lý vốn đối với các chương trình tín dụng, phí thương mại cho Nhà nước và cho các tổ chức tài chính tín dụng và định chế tài chính khác.

* Về lĩnh vực hoạt động

- Mở rộng đầu tư, kinh doanh trên thị tường tiền tệ trong nước, thị trường ngoại hối, từng bước thâm nhập thị trường tiền tệ quốc tế thông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nợ và tài sản có lỏng.

- Mở rộng nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ truyền thống, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Từng bước nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Đến năm 2010, tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập chiếm từ 25 - 30%.

* Hiện đại hóa công nghệ tin học ngân hàng

Kết hợp phát triển tuần tự, đổi mới từng bước với đi tắt đón đầu một số lĩnh vực then chốt. Đến năm 2010 khoảng 70% khối lượng giao dịch và nghiệp vụ được ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng thương mại điện tử trong nền kinh tế tri thức.

Đổi mới cơ bản cơ chế hạch toán nội bộ theo hướng đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động từng chi nhánh, hiệu quả từng sản phẩm, nghiệp vụ; đổi mới căn bản cơ chế tiền lương theo nguyên tắc tiền lương kinh doanh phải gắn với chất lượng hiệu quả lao động.

* Về hạch toán kế toán

Tổ chức hạch toán kế toán phù hợp với chế độ kế toán đảm bảo tiêu chuẩn của tổ chức kế toán quốc tế IAS.

* Phấn đấu đến năm 2010 đạt các thông số đánh giá về một NHTM mạnh

- Chỉ số COOK: là tỷ lệ % giữa vốn tự có đã trừ phần góp vốn liên doanh, vốn đầu tư so với tổng tài sản có rủi ro đã trừ phần bán nợ đạt 8%;

- Chỉ số ROE: Tỷ lệ về lãi trên vốn đạt từ 13% đến 15%; - Chỉ số ROA: Tỷ lệ về lãi trên tài sản có gần 1%;

- Nợ quá hạn ở mức dưới 3%.

Tốc độ tăng trưởng tài sản nợ, tài sản có bình quân 15%/ năm. Cơ cấu tài sản Có bao gồm dư nợ cho vay nền kinh tế và dân cư chiếm 75 - 80%; hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn chiếm 20 - 25% trong cơ cấu tài sản Có.

* Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh, chuẩn bị điều kiện cần thiết cho cải cách đột phá, cổ phần hóa NHCT

Phấn đấu đến năm 2010 đưa NHCT trở thành NH đạt tiêu chuẩn tiên tiến trong khu vực, tăng vốn tự có, nâng cao năng lực cạnh tranh; thực hiện đa dạng hóa các giải pháp tăng vốn, trong đó có việc thu hút vốn từ công chúng bằng cách cổ phần hóa NHCT vào thời điểm thích hợp; tiếp tục cải cách mạnh mẽ bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý, điều hành; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn lực, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn [15].

Như vậy, thực hiện cơ cấu lại NHCTVN theo đề án được duyệt, phấn đấu đến năm 2010 trở thành một NHTM xếp loại BB trên thị trường quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể CBNV trong toàn hệ thống.

Năm 2005 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với NHCTVN, là năm cuối cùng thực hiện mục tiêu: "Phát triển - An toàn và Hiệu quả" để chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn sau năm 2005: "Hội nhập và Phát triển vững chắc". Phát huy thắng lợi kết quả kinh doanh năm 2004, đặc biệt là thành công giai đoạn 1 triển khai dự án hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, NHCTVN đang khẩn trương chuẩn bị triển khai giai đoạn tiếp theo tại các chi nhánh còn lại vào năm 2005. Thực hiện dự án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để NHCTVN hội nhập và phát triển bền vững vào những năm sau, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với đội ngũ cán bộ QLKT của toàn hệ thống NHCT.

Để triển khai thành công dự án có ba vấn đề quan trọng. Đó là: Cơ sở vật chất, công nghệ và con người (CBQLKT). Việc giải quyết hai vấn đề trên tuy có khó khăn, nhưng vấn đề về con người còn khó khăn hơn. Con người cần được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng để nắm bắt công nghệ tạo ra sản phẩm mới, Ban lãnh đạo NHCT rất quan tâm, coi đây là khâu quyết định đến thành công thực hiện dự án hiện đại hóa NHCT. Bởi vì, khi đưa một sản phẩm mới vào thị trường khâu đầu tiên cần phải làm là tổ chức đào tạo và bồi dưỡng CBQLKT, để tiếp thu được cái mới sau đó đến triển khai thực hiện.

3.1.2. Định hướng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung tâm đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 99 - 102)