Trung tâm đào tạo Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 42 - 44)

Đối tượng và nội dung đào tạo:

Cách thức tiếp cận nhu cầu đào tạo để xây dựng chương trình, nội dung đào tạo của NHTW Thụy Sĩ cũng được thực hiện tương tự như của NHTW Đức, thông qua việc tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp với cá nhân.

Để thực hiện công tác đào tạo cho cán bộ của mình, NHTW Thụy Sĩ có riêng một TTĐT, đặt tại Zurich. Trung tâm chỉ có 7 CBQL điều hành với một bộ máy rất gọn nhẹ, triển khai các chương trình đào tạo do Vụ Nhân sự của NHTW xây dựng; giảng viên của Trung tâm là những giảng viên kiêm chức. Chi phí đào tạo cho học viên do đơn vị cử đi chịu. Trung tâm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ lấy thu bù chi.

Trong cơ cấu bộ máy của NHTW Thụy Sĩ và đa số các NH khác, bộ phận làm công tác nhân sự là một Vụ độc lập trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo NH về chuyên môn. Với cách bố trí như vậy công tác nhân sự thường mang tính tập trung cao, tách rời với các đơn vị và nhân viên làm chuyên môn trực tiếp, hiện nay ở NH Thụy Sĩ, tại mỗi đơn vị cơ sở bố trí 01 cán bộ làm công tác nhân sự, chịu sự điều hành theo ngành dọc với Vụ Nhân sự.

Bộ máy tổ chức của Vụ quản lý nhân sự có 5 phòng, gồm phòng thư ký (gần như phòng tổng hợp) có nhiệm vụ hỗ trợ công tác quản lý của Lãnh đạo Vụ, phòng tiếp thị, phòng đánh giá, phòng đào tạo và phòng lương. Các phòng chức năng của Vụ nhân sự hoạt động theo chiến lược phát triển và kỳ vọng thống nhất của NHTW; Do NHTW là một hệ thống mở trong một môi trường kinh tế chung, nên công tác nhân sự nói chung và đào tạo, phát triển nhân sự nói riêng phải dựa vào phân tích sự biến động của các yếu tố khác, như thị trường lao động, cơ sở pháp lý, khoa học công nghệ, tình hình chính trị....

Các phương pháp đào tạo

+ Phương pháp off the job training (tách khỏi công việc): thực hiện trên cơ sở chương trình đào tạo do Vụ Nhân sự xây dựng. Hình thức đào tạo cụ thể là:

 Cử cán bộ có nhu cầu đến học tại các TTĐT trong và ngoài NHTW

 Cho phép họ học tiếp các khóa đang học dở trước khi bắt đầu làm việc tại NHTW

 Cử đi thực tập tại các cơ sở đào tạo khác ở nước ngoài.

+ Phương pháp on the job training (đào tạo tại chỗ): nội dung là tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội nâng cao trình độ từ công việc hàng ngày. Cách thức thực hiện chủ

yếu là mở rộng thêm nhiệm vụ và phạm vi thực thi nhiệm vụ, hoặc cử tham gia vào các nhóm dự án nhằm nâng cao khả năng làm việc theo nhóm. Bộ phận phát triển nhân sự của NHTW cũng có nhiệm vụ đào tạo cho các cán bộ đang công tác tại những chi nhánh chuẩn bị giải thể hoặc sáp nhập, nhằm chuẩn bị cho họ một cách đầy đủ trước khi nhận một công việc mới hoặc chuyển vùng đến địa bàn mới. Bên cạnh các khóa học về chuyên môn, CBQL của NH còn phải tham gia các khóa học về quản lý nhân lực do Vụ Nhân sự tổ chức tại TTĐT [22, tr. 31-33].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 42 - 44)