Chức năng của Ngân hàng Côngthương và của cán bộ quản lý kinh tế Ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 29 - 31)

Ngân hàng Công thương

* Chức năng của NHCTVN

Chức năng của NHCTVN là NHTM nhà nước, "là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng như các tổ chức môi giới tài chính khác là nhận tiền gửi của người này và đem số tiền đó cho người khác vay để sinh lời. Ngân hàng thương mại cũng được được coi là một tổ chức tài chính trung gian" [2, tr. 117].

- Ngoài ra, NHTM còn có chức năng thanh toán trong nền kinh tế quốc dân và thanh toán quốc tế, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, hệ thống NHTM còn có chức năng: tạo ra tiền" Sự tạo ra tiền NH của tiền gửi. Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các ngân hàng thương mại" [2, tr. 118].

- Mở rộng tiền gửi là chức năng vốn có của hệ thống NHTM gắn liền với hoạt động tín dụng và thanh toán. Hoạt động tín dụng đóng vai trò như kênh điều tiết lượng tiền trong lưu thông làm cho nó phù hợp với chu kỳ luân chuyển hàng hóa". Từ một khoản tiền gửi ban đầu (khoản tiền này do Ngân hàng Trung ương mới đưa thêm vào lưu thông) thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu" [12, tr. 143].

- NHCTVN là NHTM nhà nước còn có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của NHNN Việt Nam để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Cho vay để thực hiện đường lối CNH, HĐH của đất nước góp phần đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế, duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định...

Chúng ta coi các chức năng của người quản lý bao gồm: "Việc lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và kiểm tra..." [7, tr. 17]. Để lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế phải xác định được mục tiêu. Mục tiêu chiến lược của NHCT đến năm 2010 là: Xây dựng NHCTVN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam.

* Chức năng của cán bộ quản lý kinh tế NHCT

- Đảm bảo chất lượng các hoạt động tín dụng góp phần tích cực ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, điều tiết lượng tiền trong lưu thông để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của hệ thống NHCT.

- Lựa chọn đường lối hành động: CBQLKT NHCT phải làm gì? Làm thế nào? để thực hiện mục tiêu chiến lược của NHCT đến năm 2010.

- Tạo môi trường làm việc cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng loại CBQLKT. Đặt ra các yêu cầu cần làm để NHCT trở thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước góp phần thực hiện đường lối của Đảng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Kiểm tra, điều chỉnh và tự kiểm tra hoạt động của các bộ phận. Phối hợp giữa các bộ phận, các cá nhân để hoàn thành mục tiêu đề ra.

- Động viên mọi người để họ hăng hái, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Tóm lại, từ chức năng của NHCT và chức năng của CBQLKT NHCTVN, có thể cho ta thấy, nội dung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT của NHCTVN.

1.3.3. Nội dung đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh tế ở Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 29 - 31)