TTĐT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 50 - 53)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo) có 27.000 người, trên 1.600 chi nhánh nằm rải rác trên khắp mọi miền đất nước. Việc đào tạo và đào tạo lại CBQL theo những quy trình thống nhất là cần thiết và là công việc thường xuyên của các cấp NH.

Với mục tiêu đưa NHNo trở thành một NHTM hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT tại TTĐT của NHNo được Ban lãnh đạo NHNo đặc biệt coi trọng, yêu cầu cán bộ NH có trình độ nghiệp vụ cao, vận dụng được công nghệ tiên tiến trong hoạt động NH là nhiệm vụ hàng đầu của công tác đào tạo.

Nội dung đào tạo:

+ Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ + Đào tạo cho CBQL

+ Đào tạo chuyên gia đầu ngành + Đào tạo công nghệ thông tin + Đào tạo các kiến thức bổ trợ

Về công tác điều hành:

- Xây dựng quy chế hoạt động và điều hành theo quy chế đào tạo đối với công tác đào tạo trong hệ thống (đối với cơ sở đào tạo khu vực)

- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm bám sát chiến lược kinh doanh và nhu cầu nghiệp vụ cần đào tạo của Hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc NHNo

- Thường xuyên nắm nhu cầu đào tạo từ cơ sở và của các cơ sở đào tạo khu vực để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp nhu cầu của hoạt động kinh doanh NHNo

- Xây dựng quy chế tài chính cho lĩnh vực đào tạo

- Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm chức NHNo và điều hành theo quy chế đó.

- Định kỳ họp giao ban, công tác đào tạo được ban điều hành quan tâm và đề ra kế hoạch đào tạo từng thời kỳ cho phù hợp

Đối với hoạt động chuyên môn cụ thể:

- Xây dựng chương trình khóa đào tạo dài ngày và ngắn ngày phù hợp với từng nghiệp vụ chuyên môn, yêu cầu đổi mới công nghệ

- Liên kết với các trường, học viện và các đơn vị, chi nhánh NH bạn trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ

- Xây dựng hệ thống giảng viên kiêm chức và quản lý hoạt động của giảng viên kiêm chức, có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giảng viên kiêm chức.

- Đào tạo và quản lý sau đào tạo đã được TTĐT quan tâm và được cập nhật thường xuyên.

Hình thức tổ chức đào tạo:

Hàng năm, TTĐT và cơ sở đào tạo khu vực đã tổ chức được hàng trăm lớp nghiệp vụ đào tạo tiểu giáo viên cho các khu vực, chi nhánh và các đơn vị thành viên. Đây là lực lượng quan trọng để truyền đạt kiến thức tới học viên. NHNo rất quan tâm tới đội ngũ giảng viên kiêm chức.

ở cấp chi nhánh và đơn vị thành viên đã tổ chức các buổi học nghiệp vụ do các Trưởng phòng nghiệp vụ, cán bộ chủ chốt làm giảng viên. Hầu hết các chi nhánh tổ chức học ngoài giờ, vào các ngày nghỉ nhằm gấp rút nâng cao trình độ cán bộ, đáp ứng được yêu cầu

kinh doanh. Thực tế mỗi cán bộ trong hệ thống NHNo được tham dự 2-3 khóa đào tạo với số ngày học 25 ngày/ người, trong đó 75% thời gian do các chi nhánh tự tổ chức.

Tài liệu phục vụ đào tạo:

- Đối với đào tạo kỹ năng nghiệp vụ: có 16 tài liệu giảng dạy thuộc các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán VNĐ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, luật, Marketing, tin học....

- Đối với đào tạo CBQL: Đào tạo với nội dung giúp cán bộ hiểu cơ chế, chính sách trong hoạt động NH và việc vận hành một NH hiện đại.

- Đối với đào tạo chuyên gia đầu ngành: Mỗi chi nhánh cấp tỉnh, thành phố đào tạo tối thiểu 10 cán bộ chuyên sâu về các mặt nghiệp vụ qua 19 sản phẩm và dịch vụ gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin như hệ thống SWIFT, chuyển tiền điện tử, ATM, thẻ tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, telephon banking

- Đối với đào tạo công nghệ thông tin: Hầu hết cán bộ kế toán, giao dịch biết sử dụng máy vi tính và các thiết bị tin học. TTĐT đã phối hợp với các trường đại học tổ chức đào tạo một số lớp kỹ thuật viên tin học, lớp kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tin học, qua việc đào tạo - tại mỗi tỉnh có từ 1 tới 2 cán bộ chủ chốt quản lý mạng thông tin, các chương trình ứng dụng, biết bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý các sự cố trong quá trình vận hành các thiết bị tin học. Cán bộ lãnh đạo các cấp được trang bị kiến thức cơ bản về tin học, quản trị mạng và một số kiến thức tin học ứng dụng; Từ đó giúp cán bộ lãnh đạo tiếp cận với công nghệ thông tin.

- Đối với đào tạo các kiến thức bổ trợ: Các nghiệp vụ liên quan đến luật pháp, cán bộ NH nhất thiết phải hiểu và vận dụng được các luật có liên quan để bảo đảm an toàn vốn, tránh cho NH và khách hàng những vấn đề vi phạm pháp luật. Trong các bộ phận có liên quan trực tiếp đến các hợp đồng với nước ngoài và các khách nước ngoài, nhất thiết cán bộ giao dịch phải biết ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)