Đa dạng hoá các loại hình tín dụng trung, dài hạn 62

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 62 - 64)

Việc phát triển tín dụng trung, dài hạn không chỉ dựa trên những hình thức tín dụng đã có mà còn cần phải mở thêm những hình thức tín dụng mà hiện nay ngân hàng chưa có. Hiện nay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội thì đã triển khai những hình thức tín dụng trung, dài hạn sau: cho vay dự án, cho vay hợp vốn, cho vay tiêu dùng (chủ yếu là cho vay mua ô tô) vì vậy theo tôi ngân hàng có thể phát triển thêm các hình thức sau: chiết khấu các khoản phải thu trung, dài hạn, và thêm một số lĩnh vực khác

trong cho vay tiêu dùng (còn do đặc thù của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có một công ty chuyên thực hiện cho thuê tài chính, nên hình thức này không được đề cập ở đây).

Những hình thức có thể triển khai thêm trong những năm tới là:

- FORFAITING (chiết khấu các khoản phải thu): khách hàng của ngân hàng sẽ là những doanh nghiệp (người bán) họ có khoản phải thu từ đối tác (sau đây gọi là người mua) của họ (họ bán hàng trả chậm), và họ đến ngân hàng để được xin chiết khấu. Nếu ngân hàng chấp nhận cho chiết khấu, thì người bán sẽ nhận được tiền ngay từ ngân hàng (= giá trị hợp đồng – lãi chiết khấu – chi phí khác liên quan) và ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm sau đó thu tiền từ người mua. FORFAITING thực hiện tài trợ thông qua các công cụ như hối phiếu, lệnh phiếu, thư tín dụng… Trừ khi người mua có đủ uy tín và không cần bảo đảm, thông thường hối phiếu phải được kí hậu bảo đảm thanh toán bởi một ngân hàng của người mua.

- Cho vay mua nhà (hoặc xây dựng nhà ở):

Đây là hình thức cho vay trung, dài hạn đối với cá nhân để họ mua hoặc xây dựng nhà ở. Đối tượng cho vay chính là các hộ gia đình (thường là gia đình trẻ) có thu nhập ổn định, có nhu cầu về nhà ở nhưng hiện tại họ chưa tích luỹ đủ tiền cho mua hoặc xây nhà.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội nằm trên địa bàn có kinh tế phát triển cao, đời sống người dân không ngừng được nâng cao, có nhu cầu về nhà ở rất lớn, đặc biệt ở trên địa bàn Hà Nội thì có rất nhiều các cặp vợ chồng trẻ chưa có chỗ ở hay là họ không muốn ở cùng bố mẹ với nhiều lý do, họ rất muốn có 1 ngôi nhà riêng nhưng hiện tại vốn tích luỹ chưa đủ và họ chấp nhận trả góp cho ngân hàng (khi ngân hàng cung cấp dịch vụ này) bằng số tiền trích ra từ thu nhập hàng tháng của họ.

Ngân hàng có thể cho vay với hình thức này trong khoảng từ 5 – 15 năm là phù hợp và tiến hành dưới các hình thức như sau:

+ Ngân hàng có thể đứng ra mua đất xây nhà hay mua các căn hộ chung cư rồi bán lại cho những người có nhu cầu theo phương thức trả góp.Trong thời gian khách hàng chưa trả hết nợ thì nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, do vậy nếu gặp rủi ro (khách hàng không thể trả được nợ) xảy ra thì ngân hàng vẫn có quyền thu hồi nhà để đem bán lại, chính điều này giảm thiệt hại cho ngân hàng.

+ Ngân hàng có thể tiến hành cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay tiền để xây nhà (khách hàng đã có quyền sử dụng đất). Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng mảnh đất và giá trị ngôi nhà mới xây làm tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 62 - 64)