Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 31 - 33)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1 Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội Hà Nội

* Lịch sử hình thành phát triển:

Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội ngày nay được ra đời vào ngày 27/05/1957, gần một nửa thế kỉ đã đi qua, Ngân hàng đã trải qua nhưng lần đổi tên để phù hợp với từng giai đoạn phát triển:

- Chi hàng kiến thiết Thành phố Hà Nội (1957 – 1981).

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thành phố Hà Nội (1982 – 1989). - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội (1990 – nay) gọi tắt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Quá trình hoạt động của ngân hàng đã đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng:

- Năm 1957 – 1965: Chi hàng cung cấp vốn phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

- Năm 1965 – 1975: Chi hàng cung cấp vốn phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, leo thang đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Năm 1975 – 1995: sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn toàn thắng lợi và thống nhất, Chi hàng đã thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới: cung cấp vốn cho nền kinh tế

phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh góp phần xây dựng thủ đô trong điều kiện mới. Và khi bước sang thời kì đổi mới, ngân hàng đã có những chuyển biến mới về chất, phải thực hiện huy động vốn để hoạt động cả trong nước và ngoài nước chứ không thể trông chờ mãi vào ngân sách như trước kia và thực sự đi vào kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

- Từ năm 1995 đến nay ngân hàng chuyển sang giai đoạn mới: kinh doanh đa năng tổng hợp, thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hợp lí theo hướng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ cơ động.

Từ những ngày đầu khi mới thành lập, mô hình tổ chức của ngân hàng chỉ có 2 phòng: phòng Kế toán và phòng Cấp phát, trải qua quá trình hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển cho đến nay tổ chức của ngân hàng gồm: ngoài Ban giám đốc còn có 22 phòng ban, phòng giao dịch. Ngân hàng tới đây cũng khai trương thêm 2 điểm giao dịch mới, ở nội dung bài viết này chưa được đề cập vào.

* Khái quát về cơ cấu tổ chức của chi nhánh: được chia thành các khối như sau:

- Khối tín dụng:

Sau khi chương trình dự án hiện đại hoá vận hành ổn định các phòng tín dụng được bố trí gồm 4 phòng thực hiện nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp và tín dụng dân cư.

+ Phòng tín dụng 1: Chuyên sâu khách hàng là doanh nghiệp xây lắp, giao thông. + Phòng tín dụng 2: Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế địa phương.

+ Phòng tín dụng 3: Chuyên sâu khách hàng tư nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+ Phòng tín dụng 4: Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế Trung Ương trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp.

- Khối dịch vụ:

+ Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức khác.

+ Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng cá nhân.

+ Phòng thanh toán quốc tế: trên cơ sở hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ…

- Khối chức năng: bao gồm các phòng

+ Phòng kế hoạch - nguồn vốn

+ Phòng thẩm định và quản lý tín dụng + Phòng tài chính kế toán

+ Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ + Phòng tổ chức cán bộ

+ Văn phòng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban được đề cập chi tiết ở phụ lục 1.

Trong gần nửa thế kỉ qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã không ngừng vươn lên. Đến nay, ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định và trở thành một trong những đơn vị mạnh nhất của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong nhiều năm liền Ngân hàng luôn đạt danh hiệu vững mạnh, được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba (1997), huân chương lao động hạng nhì (2002) và hàng loạt các huân chương bằng khen của Chủ tịch nước, của Thủ tướng Chính Phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và rất nhiều các cá nhân và liên đoàn khác tặng cho những danh hiệu cao quý.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 31 - 33)