Hạn chế và nguyên nhân 49

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 49 - 54)

a) Hạn chế

Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung, dài hạn nói riêng đã có những kết quả khả quan, nhưng bên cạnh đó hoạt động tín dụng trung, dài hạn vẫn còn những mặt hạn chế.

- Trong những năm vừa qua, tăng trưởng dư nợ tín dụng trung, dài hạn không được đảm bảo. Năm 2005 dư nợ trung, dài hạn là 860.427 trđ tăng lên 32.328 trđ tăng 3,9% nhưng cho đến năm 2006 thì dư nợ chỉ còn 740.595 trđ (giảm 119.832 trđ, giảm 13,9%).

- Cơ cấu cho vay trung, dài hạn vẫn chủ yếu tập trung vào đối tượng quốc doanh, việc phát triển cho vay tiêu dùng và các loại hình khác rất chậm chạp.

- Đối với cho vay trung, dài hạn ngân hàng vẫn áp dụng một mức lãi suất trung, dài hạn cho mọi đối tượng, vẫn chưa triển khai được việc áp dụng nhiều mức lãi suất. Ngân hàng cần nhanh chóng triển khai áp dụng nhiều mức lãi suất cho các đối tượng khác nhau, ví dụ: đối với các khách hàng lâu năm truyền thống có uy tín thì sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn chính điều này góp phần tăng sự gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng và thu hút được nhiều khách hàng.

Lãi suất cho vay trung, dài hạn hiện nay là (chỉ mang tính tham khảo): Lãi suất cho vay 6 tháng đầu là: 0,96% / tháng.

Lãi suất các kỳ tiếp theo thả nổi, 6 tháng điều chỉnh một lần = Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng bình quân của các NHTM quốc doanh trên địa bàn + phí 3,2% / năm, nhưng không thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn ở thời điểm điều chỉnh lãi suất.

- Ngân hàng chưa tích cực trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, các dự án khả thi để nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn, chủ yếu ngân hàng vẫn dựa vào việc các khách hàng tự tìm đến ngân hàng (nhờ uy tín của ngân hàng từ xưa), điều này cần được sớm khắc phục trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Chất lượng thẩm định tín dụng còn thấp do nhiều yếu tố: cơ chế thu thập thông tin, trình độ, sự quá tải của cán bộ tín dụng, trang thiết bị phục vụ còn yếu… những yếu tố này sẽ được đề cập đến ở phần sau.

- Nợ quá hạn nhỏ nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do còn nhiều khoản nợ từ những năm trước để lại không thể thu hồi được (một số khoản dưới hình thức cho vay tín chấp), và nhiều khoản nợ sẽ phải tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ nhưng việc thực hiện phát mại tài sản gặp rất nhiều khó khăn.

b) Nguyên nhân

Có hai nhóm nguyên nhân: nhóm nguyên nhân khách quan (môi trường kinh tế, nguyên nhân về phía khách hàng) và những nguyên nhân thuộc về phía chủ quan ngân hàng.

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, là nguyên nhân từ môi trường kinh tế:

Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới do vậy còn nhiều vấn đề bất cập, các chính sách cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước còn đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới, nhiều vấn đề chưa được hoàn thiện. Đối với môi trường cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp: trong những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều các chính sách ưu đãi, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhưng vẫn còn nhiều mặt chưa khắc phục được như cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường xá, cầu cống…) chưa đáp ứng được, các thủ tục đầu tư còn phải qua rất nhiều khâu… Mà các nhà đầu tư lại chính là khách hàng của ngân hàng vì họ là những người thiếu vốn để thực hiện các dự án đầu tư, do đó ảnh hưởng đến việc mở rộng phát triển qui mô tín dụng của ngân hàng. Và ngay trong cả môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng còn thiếu nhiều yếu tố như: hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước đang được hình thành nhưng chưa đồng bộ thậm chí có khi còn chồng chéo, các NHTM Nhà nước vẫn còn phải thực hiện các khoản vay theo chỉ thị của Chính phủ mà rất nhiều dự án trong số đó không hiệu quả dẫn đến chất lượng tín dụng không cao (trên bảng cân đối của ngân hàng vẫn tồn tại chỉ tiêu nợ khoanh, chờ xử lý, đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội thì đến cuối năm 2005 nợ khoanh vẫn còn là: 10.257 trđ).

Thứ hai, là những nguyên nhân từ phía khách hàng:

Đó là do các khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng khi vay vốn. Rất nhiều các doanh nghiệp tìm đến ngân hàng vay vốn nhưng tiềm lực tài chính yếu nhiều năm làm ăn thua lỗ, phương án đầu tư xa vời thiếu tính khả thi, không tính tới nguồn tiêu thụ sản phẩm, không tính tới sự thay đổi trong giá cả của các yếu tố đầu vào thậm chí có một số doanh nghiệp trình bày phương án sau khi thẩm tra kỹ càng ngân hàng phát hiện ra là doanh nghiệp định thực hiện dự án chỉ với mục đích là có việc làm cho xí nghiệp còn thực sự dự án có hiệu quả ra sao họ cũng chưa tính đến, nhiều doanh nghiệp còn không đáp ứng đủ các yêu cầu về tải sản đảm bảo. Chính vì vậy, rất nhiều các hồ sơ xin vay vốn nhưng đã bị trả lại. Điều này đặt ra vấn đề thực tế là ngân hàng rất khó khăn trong việc tìm ra các dự án khả thi để đầu tư vốn, mở rộng qui mô tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện dự án sau khi vay vốn thì không phải bất cứ doanh nghiệp nào đều hoạt động có hiệu quả. Có nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về thời tiết (bão, lũ lụt…), diễn biến bất ngờ của thị trường (ví dụ: sự thay đổi đột ngột của giá các nguyên liệu đầu vào, giá của sản phẩm sản xuất ra…) đã làm cho dự án của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến tình trạng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn thậm chí mất khả năng trả nợ. Trong nhiều trường hợp ngân hàng đã phải dùng đến biện pháp xử lý: phát mại tài sản, kiện ra toà án… Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tín dụng nói chung và tín dụng trung, dài hạn nói riêng.

Một số doanh nghiệp còn làm ăn thiếu trung thực: sử dụng vốn ngân hàng sai mục đích, cung cấp thông tin cho ngân hàng không đúng sự thật… thậm chí có một số trường hợp còn thực hiện hành vi lừa đảo, tất cả những điều trên đã ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan: thuộc về phía ngân hàng

- Sự nghèo nàn trong các hình thức tín dụng trung, dài hạn chủ yếu ngân hàng vẫn thực hiện là cho vay dự án đối với các doanh nghiệp còn hình thức cho vay tiêu dùng và các hình thức khác phát triển rất chậm chạp. Mỗi loại hình cho vay đều có những đặc điểm và thế mạnh riêng, do đó việc áp dụng chủ yếu một hình thức cho vay sẽ khiến cho khả năng đáp ứng nhu cầu với khách hàng bị hạn chế, gây khó khăn cho việc mở rộng tín dụng,

khó khăn cho việc tìm kiếm các dự án khả thi, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

- Hiện nay, khách hàng của ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp Nhà nước, tỷ lệ cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất nhỏ, hoạt động cho vay trung, dài hạn cũng vậy. Ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tìm các khách hàng mới nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động Marketing của ngân hàng không phát huy được khả năng của mình.

- Việc mở rộng tín dụng trong những năm trước chưa đi liền với sự quản lý, kiểm soát của ngân hàng, có nhiều khoản cho vay tín chấp từ thời kì trước, khách hàng không trả được nợ đã dẫn đến nợ quá hạn tồn đọng lại.

- Khả năng khai thác thông tin của ngân hàng còn hạn chế, các thông tin chủ yếu là do các doanh nghiệp cung cấp, sự phối hợp với các đối tượng cung cấp thông tin còn yếu, hay như ngân hàng cũng chưa có cơ chế chi cho cán bộ tín dụng để mua những thông tin có chất lượng về khách hàng. Chính vì vậy có rất nhiều các thông tin mà cán bộ tín dụng không thể thu thập đủ như: các thông tin liên quan đến hệ thống tổ chức quản lý, năng lực chuyên môn, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp…

- Công việc thẩm định tín dụng cũng còn rất nhiều các vướng mắc, các dự án của ngân hàng chủ yếu là về kỹ thuật với các thông số kỹ thuật của rất nhiều ngành: giao thông, xây dựng cơ bản, các ngành công nghiệp. Mà các cán bộ tín dụng, thẩm định lại chủ yếu từ khối kinh tế ra cho nên có sự hiểu biết hạn chế về các yếu tố kỹ thuật và việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn để cùng tiến hành thẩm định thì cũng chưa làm được. Do vậy, các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tính toán, đánh giá dựa trên các số liệu do khách hàng cung cấp và một số dữ liệu thông tin tự thu thập được. Chính vì vậy, việc thẩm định về phương diện kỹ thuật, thị trường của dự án không được đúng đắn đặc biệt là đối với các dự án trung, dài hạn. Chính vì vậy dẫn đến một số dự án của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không trả được nợ ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

- Hiện nay tại chi nhánh có tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng, như thực tế tại phòng tín dụng 1 số lượng cán bộ tín dụng chỉ có 11 người nhưng phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn từ việc thẩm định tiến hành cho vay, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, đánh giá, đăng ký tài sản đảm bảo theo dõi giám sát khách hàng, tư vấn cho khách hàng

cho đến các việc thu nợ, đòi nợ, việc phát mại tài sản, làm các thủ tục khởi kiện ra toà đối với rất nhiều khách hàng từ nhiều ngành nghề khác nhau. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác như đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ tuy có trình độ nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, các trang thiết bị phục vụ cho công tác của cán bộ tín dụng còn thiếu ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

Trên đây là thực trạng tình hình hoạt động trung, dài hạn của Chi nhánh, trong những năm vừa qua Chi nhánh đã thu được những kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó còn những hạn chế phải khắc phục do nhiều nguyên nhân. Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn thì ngân hàng cần phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 49 - 54)