Quán triệt chủ trương định hướng của NHNN, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đối với hoạt động tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã có những định hướng cho những năm tới, trước mắt là những kế hoạch cho năm 2007 như sau:
- Dư nợ cho vay tăng 15 – 18% so với năm 2006 (đảm bảo <= 18% mức khuyến cáo tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đưa ra).
- Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ < 1% (chỉ tiêu này đưa ra thấp hơn so với chỉ tiêu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đưa ra là tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu đưa ra là <= 5%).
- Tăng trưởng dư bảo lãnh vào khoảng 40%. - Tỷ lệ giảm dư lãi treo là 10%
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn đảm bảo <= 30%.
- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh >= 35% (phấn đấu đến năm 2010 là >= 45%). - Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo là > 65% (phấn đấu đến năm 2010 là > 70%). Được cụ thể hoá thành những chương trình cụ thể:
- Tăng cường hiệu lực quản lí và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng. Thực hiện đúng qui chế, qui trình nghiệp vụ, uỷ quyền, phán quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.
- Tăng trưởng tín dụng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy mức tăng trưởng có đề ra là như vậy nhưng ngân hàng luôn xác định không phải là sự tăng trưởng bằng mọi giá mà sự tăng trưởng luôn gắn với bền vững, nâng cao chất lượng tín dụng. Ta cũng phải hiểu thêm về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội đó là đặc thù là cho vay đầu tư phát triển chủ yếu 2 lĩnh vực giao thông và xây lắp và như chúng ta đã biết việc cho vay xây lắp gặp khó khăn rất nhiều
doanh nghiệp xây lắp làm ăn không hiệu quả, còn ở lĩnh vực giao thông thì trong vài năm trở lại đây tình hình cũng không mấy khả quan. Ưu tiên cho vay các ngành kinh tế có thế mạnh đảm bảo được đầu ra và đánh giá là ít rủi ro: thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, hạ tầng giao thông, BOT cầu đường bộ, đường sắt, cảng biển, hàng không… quán triệt lộ trình giảm cho vay dư nợ trong lĩnh vực cho vay xây lắp.
- Nâng cao tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, tuân thủ luật pháp và đạt hiệu quả kinh doanh tín dụng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu khách hàng, mở rộng được khách hàng thuộc ngành kinh tế ưu tiên hướng mạnh vào các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chỉ tiêu 2010: là 60%) thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tạo bứt phá trong tín dụng bán lẻ thông qua mở rộng qui mô khách hàng là tư nhân cá thể…
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, xử lí dứt khoát các khoản nợ quá hạn, nợ xấu từ thới kì trước để lại, những khoản phát sinh trong năm 2006.
- Áp dụng phương pháp chấm điểm doanh nghiệp mới, có thể nói hệ thống các ngân hàng Đầu tư và Phát triển có thể nói là đi đầu trong các NHTM ở Việt Nam (thẩm định được cả các chỉ tiêu phi tài chính).
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ thẩm định doanh nghiệp, dự án đầu tư của các cán bộ tín dụng trước nhu cầu mới. Đồng thời tăng cường các cán bộ trẻ có năng lực có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, điều chuyển luân chuyển cán bộ một cách hợp lí để ngày một phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng tín dụng.
- Xây dựng văn hoá tín dụng, nâng cao đạo đức trong kinh doanh tín dụng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
Đối với riêng hoạt động tín dụng trung, dài hạn Chi nhánh đã có những định hướng sau:
- Chi nhánh quán triệt chỉ thị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là giảm tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn trong tổng dư nợ đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn vì đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro và đặc biệt là đối tượng cho vay của ngân hàng là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, giao thông như trên đã nói các đối tượng này hiện nay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi vì các NHTM hiện nay đều có xu hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ (lĩnh vực ít rủi ro) so với hoạt động tín dụng, còn riêng hoạt
động tín dụng thì các NHTM có xu hướng tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng ngắn hạn, bảo lãnh so với hoạt dộng tín dụng trung, dài hạn.
- Gắn cho vay trung, dài hạn với nguồn vốn dài hạn. Tích cực huy động vốn trung, dài hạn phục vụ cho các dự án.
- Phát huy thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư phát triển, đồng thời phải chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để các nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Ưu tiên cho vay các ngành kinh tế có thế mạnh đảm bảo được đầu ra và đánh giá là ít rủi ro: thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, hạ tầng giao thông, BOT cầu đường bộ, đường sắt, cảng biển, hàng không…
- Thực hiện việc đôn đốc xét duyệt giải ngân các dự án đã có kế hoạch từ năm trước, đồng thời thực hiện đồng tài trợ các dự án lớn đối với các dự án có hiệu quả.
- Quán triệt giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Xử lí dứt điểm các khoản nợ tồn đọng từ thời kì trước để lại (nhiều khoản nợ từ thòi kì trước cho vay dưới hình thức tín chấp, hay nhiều khoản nợ có tài sản đảm bảo tuy vậy việc phát mại tài sản này gặp rất nhiều khó khăn hoặc không phát mại được).
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Qua phân tích tình hình thực trạng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội, ta thấy tình hình tín dụng trung, dài hạn trong những năm vừa qua đã thu được những kết quả khả quan tuy vậy bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Trong những năm tiếp theo, cùng với quá trình phát triển đất nước bên cạnh sự đang phát triển của thị trường vốn thì kênh tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Do vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng trung, dài hạn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: