Tình hình cho vay trung, dài hạn 40

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 40 - 44)

Xem xét tình hình cho vay thông qua một số chỉ tiêu dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ, doanh số cho vay.

Bảng 2.5: Tình hình cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ tín dụng 2.873.970 3.388.219 3.597.134

Trong đó:

Dư nợ tín dụng trung, dài hạn Tỷ trọng (%) 828.099 28,8 860.427 25,4 740.595 20,6 * Cơ cấu cho vay trung, dài hạn theo thành phần kinh tế

- Cho vay DNNN

- Cho vay ngoài quốc doanh

799.116 28.983 817.226 43.021 677.644 62.951 * Cơ cấu cho vay trung, dài hạn theo loại tiền

- Cho vay VND - Cho vay ngoại tệ

620.471 207.628 565.596 294.831 456.525 284.070

Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006

Theo bảng trên ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng (chỉ tiêu tổng dư nợ đã được loại trừ nợ khoanh và cho vay ủy thác) qua các năm liên tục tăng và ở mức tăng trưởng cao, từ 2.873.970 trđ năm 2004 lên 3.388.219 trđ (2005) với tốc độ gia tăng là 17,89% và đến năm 2006 là 3.597.134 trđ với tốc độ gia tăng là 6,17%. Bên cạnh đó, thì dư nợ trung dài hạn không đạt được sự tăng trưởng liên tục, năm 2005 dư nợ trung, dài hạn tăng 32.328 trđ (tốc độ gia tăng là 3,9%) nhưng sang năm 2006 chỉ tiêu này giảm 119.832 trđ (giảm 13,9%). Như vậy, ta thấy năm 2006 thì tốc độ gia tăng dư nợ giảm, dư nợ trung dài hạn cũng giảm mạnh có nhiều lý do giải thích cho điều này:

+ Sang năm 2006 rất nhiều các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp giao thông (khách hàng chủ yếu của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ) làm ăn kém hiệu quả do vậy ngân hàng rất khó khăn cho việc cấp vốn vì các khách hàng không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng.

+ Trong thời gian này công tác thu nợ trung, dài hạn được thực hiện tốt, có nhiều dự án được thu nợ mà các dự án mới thì chưa cho vay được tất yếu sẽ dẫn đến dư nợ trung, dài hạn giảm.

+ Là do trong hoạt động cho vay hoạt động cho vay ngắn hạn có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ liên tục tăng (năm 2004 là 71,2% đến năm 2006 là 79,4%), tất yếu đẫn đến giảm tỷ trọng trọng của dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ.

+ Và do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM trong cùng địa bàn, do vậy việc phát triển hoạt động tín dụng gặp rất nhiều khó khăn.

Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn giảm qua các năm từ năm 2004 tỷ trọng là 28,8% đến năm 2006 chỉ còn 20,6%, điều này cũng phù hợp với chính sách của ngân hàng, ngân hàng có chính sách tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung, dài hạn (nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn và không ngừng cao chất lượng cho vay trung, dài hạn) bởi vì cho vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với trung, dài hạn. Tuy vậy, trong năm 2006 dư nợ trung dài hạn giảm mạnh cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn giảm chỉ còn 20,6%.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đối tượng chủ yếu của ngân hàng trong cho vay trung, dài hạn vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước (năm 2006 dư nợ của khối DNNN là 677.644trđ chiếm tỷ trọng là 91,5%), trong những năm vừa qua ngân hàng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội đã chú trọng đến mở rộng đối tượng khách hàng đối với khu vực ngoài quốc doanh va bước đầu có những kết quả khả quan dư nợ khối ngoài quốc doanh và tỷ trọng trong tổng dư nợ liên tục tăng năm 2004 là 28.983 trđ chiếm 3,5 %; năm 2005 là 43.021 trđ chiếm 5%; năm 2006 là 62.951 trđ chiếm 8,5%. Tuy vậy cho vay với khối ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và hiện nay khối ngoài quốc doanh phát triển rất mạnh mẽ đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế, do vậy Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác mở rộng và tìm kiếm khách hàng đối với khối ngoài quốc doanh.

Theo dõi sơ đồ dưới đây ta sẽ thấy được tương quan trong cơ cấu cho vay trung, dài hạn đối với các DNNN và đối với khối ngoài quốc doanh.

Năm 2004 97 % 3% Năm 2005 5% 95% Cho vay DNNN

Cho vay ngoài quốc doanh

Năm 2006

91% 9%

Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 – 2006

Qua nghiên cứu, phân tích với chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nhập từ lãi cho vay trung, dài hạn ta cũng thấy sự phù hợp với những phân tích ở trên:

Bảng 2.7: Doanh số cho vay trung, dài hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh số cho vay trung, dài hạn 368.173 387.192 325.862

Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006

Bảng 2.8:Thu nhập từ lãi của hoạt động cho vay

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Thu nhập từ lãi cho vay Trong đó:

Thu nhập từ lãi cho vay TDH Thu nhập từ lãi cho vay ngắn hạn

275.941 98.712 177.229 368.588 112.156 256.432 378.019 89.472 288.547

TN từ lãi cho vay TDH/ TN lãi cho vay 0,36 0,3 0,24

Nguồn: Báo cáo tình hình thu nhập lãi cho vay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 – 2006

Năm 2005, doanh số cho vay tăng 19.019 trđ tăng 5,17% và thu nhập từ lãi cho vay TDH tăng 13.444 trđ nhưng đến năm 2006 doanh số cho vay giảm 61.330 trđ giảm 15,84% và thu nhập từ lãi cho vay TDH giảm 22.684 trđ. Vì sang năm 2006 ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương án khả thi để cho vay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội pptx (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)