II. Thực trạng triển khai chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm
2. Hoạt động quảng cáo
2.5. Đánh giá chương trình quảng cáo
Bảng 9: Tình hình thực hiện công tác quảng cáo tại Bảo Long Hà Nội (2001-2005)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Doanh thu thực hiện (tr. đ)
8568 10630 13501 17025 19157
Chi phí quảng cáo (tr. đ) 40.0 57.9 97.6 100.3 351.4
Hiệu quả quảng cáo (= chi phí/ doanh thu thực hiện)
214.2 183.6 138.3 169.7 54.5
Nguồn: Bảo Long Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả hoạt động quảng cáo của chi nhánh diễn biến bất thường qua các năm. Năm 2001 chi nhánh chỉ phải bỏ ra 40 triệu đồng để lắp đặt biển quảng cáo, các chi phí khác do tổng công ty hỗ trợ. Nhưng hiệu quả rất lớn, một đồng chi phí quảng cáo bỏ ra góp phần thu được 214,2 triệu đồng doanh thu. Tuy nhiên hiệu quả này giảm dần, năm 2002 là 183,6 triệu đồng, đến năm 2003 chỉ còn 138,3 triệu đồng. Năm 2004 với việc tăng chi phí quảng cáo từ 97,6 triệu lên 100,3 triệu đồng đã giúp tăng hiệu quả quảng cáo lên 169,7, tức là một đồng chi phí quảng cáo góp phần tạo ra 169,7 đồng doanh thu. Năm 2005 vừa qua hiệu quả quảng cáo giảm hẳn xuống, một đồng chi phí bỏ ra chỉ góp phần thu được 54,5 đồng doanh thu. Nguyên nhân của việc này là do Bảo Long Hà Nội chưa có những chuyên gia về Marketing, các hình thức quảng cáo còn đơn giản và đặc biệt đầu tư cho quảng cáo còn quá ít ỏi do chi phí quảng cáo lớn, mà khả năng tài chính của chi nhánh có hạn. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo, Bảo Long Hà Nội cần quan tâm hơn nữa đến nội dung quảng cáo, phương thức quảng cáo và chi phí cho quảng cáo để quảng cáo thực sự là công cụ góp phần mang lại doanh thu cao cho chi nhánh. Đồng thời cần nghiêm khắc nhìn nhận những điểm yếu của mình khi thực hiện một chương trình quảng cáo. Tại sao cũng là một công ty bảo hiểm, cùng kinh doanh một nghiệp vụ, tất nhiên chi phí và quy mô thực hiện khác nhau, nhưng công ty khác lại đạt hiệu quả cao như vậy, còn ta thì không?
Với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đây là một loại hình bảo hiểm bắt buộc nên việc quảng cáo không phải là để khuếch trương sản phẩm như những loại hàng hoá dịch vụ thông thường khác. Việc quảng cáo đối với nghiệp vụ bảo hiểm này chủ yếu để nhắc
nhở khách hàng về sự tồn tại của chi nhánh, đặc biệt giúp cho khách hàng thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Do đó tần suất quảng cáo phải nhiều hơn vì sự nhắc nhở phải thường xuyên, liên tục để khách hàng quen với việc nghĩ rằng mình nên mua loại hình bảo hiểm này chứ không phải là mình phải mua, càng không phải là chống đối. Vì tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bảo vệ quyền và lợi ích của chính họ.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quảng cáo và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, song chi nhánh vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục. Với chi phí quảng cáo hàng năm bỏ ra thấp (trung bình khoảng 145 triệu đồng/năm), hình thức quảng cáo không phong phú, việc quảng cáo còn rất hạn chế, đơn điệu và thiếu ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Dự tính trong năm 2006, Bảo Long Hà Nội sẽ tăng ngân sách quảng cáo lên 500 triệu. So với các công ty khác thì con số này không lớn, nhưng với Bảo Long Hà Nội thì đó là cả một sự cố gắng rất lớn.