Đời sống văn hoá tinh thần truyền thống Mông ở HàGiang được tạo thành bở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay doc (Trang 113 - 114)

một hệ thống gồm nhiều thành tố là tín ngưỡng - lễ thức, ngôn ngữ, văn học dân gian... Mỗi thành tố này lại có các tiểu loại khác nhau. Văn hoá tinh thần truyền thống Mông đậm đà tính nguyên hợp, gắn chặt các hoạt động văn hoá với đời sống thường ngày của nhân dân. Văn hoá tinh thần Mông phản ánh khát vọng bảo tồn dân tộc. Từ giá trị căn bản là bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, người Mông luôn đề cao giá trị cố kết cộng đồng nhất là cộng đồng dòng họ. Văn hoá tinh thần Mông là bức tranh phản ánh kinh tế - xã hội tộc người. Đồng thời văn hoá tinh thần Mông còn là nguồn sử liệu quan trọng nghiên cứu nguồn gốc lịch sử, quá trình phát triển, di cư và đấu tranh bảo tồn bản sắc dân tộc Mông.

Đời sống văn hoá tinh thần truyền thống Mông vận động và phát triển thông qua ba hệ thống thiết chế xã hội: gia đình, dòng họ, cộng đồng bản, làng. Các thiết chế này vừa đảm bảo quá trình sản xuất và tái sản xuất không ngừng giá trị văn hoá tinh thần vừa bảo tồn tính truyền thống văn hoá tộc người. Trong xã hội Mông truyền thống không có một thiết chế văn riêng như chùa của người Khơ me, đình của người Việt, nhà rông của dân tộc Tây Nguyên, không hình thành một đội ngũ chuyên lo đời sống văn hoá nhưng đời sống văn hoá tinh thần Mông vẫn đảm bảo là nhờ có các thiết chế xã hội gia đình, dòng họ, cộng đồng làng. Thông qua các thiết chế này văn hoá tộc người được trao quyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, được thấm dần vào mỗi thành viên.

2. Ngày nay đời sống văn hoá tinh thần người Mông ở Hà Giang đã xuất hiện thêm nhiều yếu tố văn hoá mới: sách báo, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Internet; giáo thêm nhiều yếu tố văn hoá mới: sách báo, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Internet; giáo dục, khoa học công nghệ mới... cùng bộ máy tổ chức và lực lượng chuyên nghiệp chăm lo đời sống văn hoá tinh thần. Tuy nhiên, đời sống văn hoá tinh thần người Mông vẫn còn đơn điệu, mức hưởng thụ văn hoá của mỗi người dân còn thấp, khả năng sáng tạo của người dân chưa được phát huy. Một số nơi, có xu hướng cực đoan chối bỏ văn hoá truyền thống, bỏ tín ngưỡng truyền thống tin và theo "Vàng Chứ", tiếp thu Kitô giáo, đạo Tin lành... Một số nơi, nhân dân còn đói văn hoá, các thiết chế văn hoá mới (thư viện, nhà văn hoá...) lại không phát huy một cách hiệu quả. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân nhưng có nguyên nhân quan trọng nhất là không đánh giá đúng vai trò, vị trí và tác dụng của văn hoá truyền thống trong đời sống văn hoá tinh thần người Mông, chưa xử lý một cách khoa học vấn đề truyền thống và hiện đại trong việc phát triển văn hoá ở vùng đồng bào Mông.

Văn hoá truyền thống Mông (thực chất là văn hoá dân gian) vẫn tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá tinh thần người Mông. Tuyệt đại đa số người Mông là nông dân. Xã hội Mông vẫn là một xã hội nông nghiệp truyền thống mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Trong xã hội Mông, ý thức cộng đồng vẫn chi phối nếp sống người Mông. Vì vậy mà văn hoá dân gian vẫn là nguồn chủ đạo của đời sống văn hoá tinh thần người Mông. Nó chi phối mọi quá trình sản xuất, nhu cầu, phổ biến và tiêu dùng văn hoá ở xã hội người Mông. Vì vậy, xây dựng đời sống văn hoá mới ở vùng đồng bào Mông Hà Giang hiện nay cần phát huy vai trò của văn hoá dân gian của dân tộc Mông.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay doc (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)