Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Mông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay doc (Trang 95 - 97)

3. Hoạt động văn hoá thông tin

3.3.3. Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Mông

bỏ đạo tập trung phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo ổn định đời sống.

Tập trung xây dựng củng cố vững chắc hệ thống chính trị cơ sở. Tăng cường cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực công tác, biết tiếng dân tộc, am hiểu phong tục tập quán của đồng bào, thường xuyên bám sát cơ sở, đồng thời có chính sách khuyến khích đối với cán bộ làm công tác ở vùng dân tộc.

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong dòng họ, tuyên truyền, vận động đồng bào trong vùng giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đấu tranh chống truyền đạo trái pháp luật và lợi dụng tôn giáo để chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Tăng cường công tác quản lý của các cấp chính quyền đối với công tác hoạt động tôn giáo, đưa hoạt động tôn giáo tuân thủ đúng chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Xác định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Trong thời gian qua cùng với việc thường xuyên nắm bắt, quản lý và giải quyết các sự việc tôn giáo phát sinh một cách kịp thời đúng quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể của tỉnh tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, ra sức phát triển sản xuất kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân. Kêu gọi nhân dân cương quyết đấu tranh với các phần tử xấu có hành vi làm trái với pháp luật, lợi dụng tôn giáo kích động nhân dân.

Tổ chức tuyên truyền phổ biến, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh gắn liền với việc giải quyết đúng đắn các vụ việc tôn giáo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.

3.3.3. Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Mông đồng bào Mông

Người Mông muốn tiếp cận với văn hoá mới phải được nâng cao dân trí. Dân trí trở thành một động lực quyết định đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đồng bào Mông. Vì vậy, nâng cao dân trí vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của người Mông Hà Giang.

Phát triển giáo dục - đào tạo, tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho dạy và học, tăng cường đội ngũ giáo viên vừa giỏi chuyên môn vừa biết tiếng Mông.

Đẩy mạnh việc đào tạo giáo viên là người dân tộc Mông, Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giáo viên công tác ở vùng dân tộc Mông, vùng sâu, vùng xa. Phát huy kết quả xoá mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học, duy trì tốt phong trào giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng và củng cố các trường bán trú dân nuôi, trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh và các huyện, ưu tiên cho học sinh người dân tộc Mông. Đẩy mạnh tiến độ chương trình phổ cập trung học cơ sở ở vùng dân tộc Mông. Phấn đấu đến năm 2008 toàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trên cơ sở phát triển giáo dục nâng cao dân trí tập trung lựa chọn bồi dưỡng đào tạo cán bộ là con em dân tộc Mông có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ song ngữ cho người Mông. Song ngữ là phương tiện nâng cao dân trí, đồng thời cũng là sản phẩm của trình độ dân trí. Nhưng ở vùng người Mông trình độ song ngữ của nhân dân còn chậm phát triển. Bên cạnh tình trạng mù chữ, tình trạng mù tiếng phổ thông (tiếng Việt) vẫn là hiện tượng phổ biến.

Trình độ song ngữ thấp làm hạn chế giao lưu văn hoá, hạn chế việc tiếp thu các yếu tố văn hoá hiện đại. Môi trường phát triển trình độ song ngữ là trường học phổ thông ở các xã, bản. Vì vậy phải phát triển hệ thống các trường phổ thông, nâng cao khả năng song ngữ: tiếng Mông và tiếng phổ thông trong nhân dân. Trong đó biện pháp hàng đầu là củng cố phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, mở rộng khả năng giao tiếp văn hoá (cả giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp) qua phương tiện thông tin và các loại hình văn hoá nghệ thuật. Mặt khác, cán bộ người dân tộc khác ở nơi khác đến công tác ở vùng dân tộc Mông cũng cần học tiếng Mông. Có như vậy mới thâm nhập được vào quần chúng, mới thông cảm với khó khăn của dân trong việc tiếp thu một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Lãnh đạo dân phải biết nguyện vọng của dân, những tính

toán suy nghĩ của dân. Do vậy, việc biết tiếng dân tộc đối với cán bộ, nhất là cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh nói chung và cán bộ văn hoá nói riêng là điều hết sức cần thiết. Biện pháp lâu dài và cơ bản là phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra nhu cầu dùng chữ phổ thông - tiếng phổ thông ở vùng người Mông.

Trong đời sống văn hoá tinh thần người Mông, các tri thức dân gian đóng vai trò rất quan trọng. Tri thức còn là thước đo trình độ dân trí. Trong xã hội truyền thống với nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, người Mông đã sáng tạo những tri thức đáng tự hào về kỹ thuật thâm canh trên đất dốc, về nghề rèn, về kỹ thuật làm ruộng bậc thang... Nhưng khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ kinh tế nương rẫy với cây trồng ngô, lúa là chủ yếu sang kinh tế hàng hoá với những cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường thì những tri thức mới cần được trang bị. Nhưng những tri thức này đòi hỏi phải được học tập, phải được truyền bá. Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí người Mông phải chú trọng vấn đề phổ cập những tri thức mới về văn hoá, khoa học công nghệ, kinh tế thị trường cho đồng bào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay doc (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)