3. Hoạt động văn hoá thông tin
2.3.2. Những thành tựu và những yếu kém trong xây dựng đời sống văn hoá vùng dân tộc Mông
vùng dân tộc Mông
Xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng dân tộc Mông nói riêng là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của Đảng và Nhà nước.
Trải qua hơn 10 năm quán triệt và thực hiện Chỉ thị 45 CT/TW ngày 23 tháng 9 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII, công tác xây dựng phát triển vùng đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang đã được Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành của Trung ương quan tâm đầu tư chỉ đạo sát sao sự giúp đỡ. Đảng bộ, đồng bào
các dân tộc đã đoàn kết một lòng phát huy nội lực, đã vượt qua thử thách và giành được nhiều thành tựu to lớn.
Trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã đề ra các chủ trương chính sách cụ thể hoá sát với tình hình thực tế của địa phương lồng ghép các chương trình dự án đầu tư trực tiếp cho hộ dân theo chương trình "Mái nhà, bể nước, con bò, điện sáng" đi vào cuộc sống của người dân, tập trung giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, văn hoá, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Mông. Những vấn đề bức xúc của người dân đã được giải quyết cơ bản. Cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn được xây dựng khang trang hơn trước. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc nói chung, dân tộc Mông nói riêng ngày càng được nâng lên. Xoá được đói giảm được nghèo, hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững chắc, an ninh chính trị ổn định. Đồng bào các dân tộc tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc.
Nguyên nâhn của những thành tựu đạt được là nhờ có sự quan tâm của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo của các cấp của Đảng, chính quyền và sự năng động của các cơ quan văn hoá và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đời sống văn hoá vùng người Mông ở Hà Giang còn một số khó khăn và tồn tại nhất định:
Trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều dân tộc anh em với nhiều ngôn ngữ khác nhau, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung…nên công tác truyền tải các chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân còn khó khăn, thông tin chưa cập nhật….ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Hà Giang là một tỉnh nghèo, đời sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp….chính vì vậy việc thực hiện công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá mà cụ thể là đóng góp xây dựng các thiết chế văn hoá là khó thực hiện. Cho nên đến nay hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở của Hà Giang vừa thiếu vừa lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của người dân.
Chưa có các chính sách khuyến khích thoả đáng những hoạt động văn hoá cơ sở của các tổ chức và cá nhân…nên chưa đẩy mạnh được xã hội hoá các hoạt động văn hoá thu hút được người dân quan tâm đầu tư cho các hoạt động văn hoá văn nghệ.
Đời sống vật chất tinh thần của đồng bào Mông đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung cả nước thì còn rất thấp. Xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ đồng Mông nghèo nhất là các huyện vùng cao núi đá phía Bắc còn chiếm 44% số hộ đói nghèo toàn tỉnh. Số hộ trung bình mới thoát nghèo còn chiếm 60-70%, nguy cơ tái nghèo vẫn còn. Các vấn đề đất sản xuất đảm bảo đủ lương thực ăn, nước sinh hoạt, nhà ở của đồng bào còn chưa được giải quyết đủ nhu cầu bền vững.
Công tác vận động định canh định cư tuy đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa thực sự vững chắc nếu không tiếp tục đầu tư tuyên truyền vận động thì đồng bào lại du canh du cư di cư tự do.
Lợi dụng những khó khăn và trình độ nhận thức của đồng bào còn hạn chế, kẻ xấu đã tiến hành kích động lôi kéo đồng bào di cư tự do tuyên truyền đạo trái pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc, gây ra một khó khăn mới trong công tác xây dựng kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Mông cũng như vùng khác nói chung.
Công tác giáo dục đào tạo tuy đã đạt thành tựu to lớn xoá mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học nhưng chưa vững chắc, nguy cơ tái mù chữ vẫn còn. Trình độ dân trí của đồng bào còn hạn chế phần lớn chưa nói được tiếng phổ thông, việc ứng dụng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống rất khó khăn, một số hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại.
Hệ thống chính trị cơ sở tuy đã được quan tâm xây dựng củng cố nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập. Công tác đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ người dân tộc từ tỉnh đến cơ sở chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, trình độ năng lực của cán bộ cơ sở xã còn rất thấp, số cán bộ cơ sở chưa qua đào tạo về chuyên môn còn chiếm 90,24%.
Nguyên nhân của những và yếu kém nói trên là: Bên cạnh những khó khăn vốn
chất hạ tầng còn thấp kém, xuất phát điểm đi lên của nền kinh tế còn thấp. Sản xuất còn lạc hậu mang tính tự cấp tự túc. Sản xuất hàng hoá chưa phát triển mạnh, còn có các nguyên nhân sau:
Công tác tuyên truyền vận động giáo dục thuyết phục đồng bào tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chưa sâu rộng, thường xuyên và liên tục. Nội dung phương pháp tuyên truyền chưa đa dạng và phong phú.
Đội ngũ cán bộ làm công tác ở vùng dân tộc vừa thiếu lại vừa yếu không biết tiếng đồng bào dân tộc chưa am hiểu nhiều về phong tục tập quán, thiếu sâu sát cơ sở để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào để kịp thời tham mưu cho cấp uỷ chính quyền đề ra các chủ trương, chính sách sát với thực tiễn vùng đồng bào dân tộc.
Việc quán triệt tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước chưa được thường xuyên liên tục, công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra chưa sâu sát. Việc tổ chức tổng kết thực tiễn cũng như nhận diện chưa kịp thời.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nói trên, cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề sau đây:
Một là, cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước cho sát với điều kiện thực tiễn ở vùng đồng bào các dân tộc trong quá trình lãnh đạo thực hiện Chỉ thị phải luôn luôn coi trọng việc tổng kết thực tiễn kịp thời đề ra các cơ chế, chính sách sát với thực tế, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ để khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Hai là, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, thường
xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần của đồng bào vùng dân tộc tập trung giải quyết tốt những vấn đề bức xúc trong vùng dân tộc, nghiêm túc thực hiện đúng các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, chú trọng đầu tư trực tiếp cho hộ gia đình nghèo để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống định canh định cư của đồng bào vùng dân tộc Mông.
Ba là, quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, vận động
đồng bào với các hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, những nhân cốt có uy tín trong dòng họ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc có đủ năng lực, thường xuyên bám sát cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tham mưu đề xuất với cấp uỷ chính quyền giải quyết kịp thời những bức xúc của đồng bào dân tộc.
Bốn là, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, kiện toàn tổ chức bộ máy đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, làm tốt công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông.
Nhìn chung trong điều kiện kinh tế xã hội có sự chuyển biến, giao lưu văn hoá được mở rộng, các yếu tố văn hoá mới thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống văn hoá của người Mông, trong ý thức cộng đồng cũng đang diễn ra quá trình đánh giá lại các giá trị văn hoá, sắp xếp lại bảng giá trị, hình thành các giá trị mới. Cái mới trong văn hoá dân tộc người Mông ở Hà Giang đang có xu hướng chuyển sang diện mạo văn hoá mới, hình thành văn hoá mới trên cơ sở một cơ cấu kinh tế xã hội mới. Tất nhiên đó là một quá trình lâu dài và phức tạp. Còn hiện nay đời sống văn hoá tinh thần người Mông đang ở trong tình trạng đan xen, hỗn dung văn hoá giữa cái mới và cái truyền thống. Nhân dân các dân tộc vùng dân tộc Mông ở Hà Giang đang cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc trong quá trình hiện đại hoá văn hoá của mình. Đó là kết quả của sự đổi mới, phát triển văn hoá, giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào Mông của các cấp, các ngành ở tỉnh Hà Giang.
Chương 3
Phương hướng, giải pháp xây dựng
đời sống văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang trong thời kỳ mới