Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở vùng đồng bào Mông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay doc (Trang 109 - 110)

3. Hoạt động văn hoá thông tin

3.3.8. Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở vùng đồng bào Mông

hoá" ở vùng đồng bào Mông

ở Hà Giang, Ban chỉ đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được thành lập từ tỉnh đến xã, với đầy đủ thành phần, cơ cấu theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương. Tuy nhiên, phải khẳng định hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo chưa cao, kể cả Ban chỉ đạo của tỉnh. Chưa có sự phối hợp đồng bộ của các thành phần ban chỉ đạo trong việc thực hiện xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở. Do vậy, số lượng làng, bản đăng ký xây dựng làng văn hoá, thậm chí số lượng làng văn hoá cấp tỉnh và cấp huyện tương đối cao, nhưng về chất lượng của các làng văn hoá còn chưa cao.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết cần có sự chuyển biến về nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp về vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng làng văn hoá. Tực chất việc xây dựng làng văn hoá là tìm ra các giải pháp thiết thực cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá ở cơ sở. Do đó cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phải là cả một quá trình lâu dài, được tiến hành một cách bài bản, khoa học và là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp và toàn xã hội chứ không phải là phong trào đột xuất, riêng lẻ của ngành văn hoá.

Cần kiện toàn và tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo "Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" mang tính chất của một cơ quan tham mưu tổng hợp của cấp uỷ, chính quyền trong việc tìm ra các giải pháp đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá ở cơ sở. Muốn làm được như vậy, Ban chỉ đạo các cấp cần phải có kế hoạch rõ ràng cả về chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hoá hàng năm cũng như các điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí thực hiện. Kế hoạch này có thể do ngành văn hoá - thông tin xây dựng trên cơ sở Nghị quyết của cấp uỷ và Hội đồng nhân dân các cấp. Đó chính là cơ sở tiền đề để chúng ta tiến hành xây dựng làng văn hoá theo các quy trình đã nêu ở trên. Mặt khác, ban chỉ đạo các cấp cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở trong việc xây dựng các quy ước văn hoá mới đảm bảo khả thi, đúng pháp luật. Điều quan trọng hiện nay đối với Hà Giang là cần tiến hành điều tra, khảo sát, rút kinh nghiệm quá trình xây dựng làng văn hoá ở vùng người Mông trong thời gian qua, xác định rõ nguyên nhân tồn tại để tìm ra các giải pháp khắc phục, nhằm tạo ra sự phát triển mới về chất cho công tác này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay doc (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)