3. Hoạt động văn hoá thông tin
3.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh HàGiang bảo đảm gắn kết giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế-xã hộ
triển văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIII, trong mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) đã xác định rõ:
Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng, xây dựng các thiết chế văn hoá, tạo khu vui chơi giải trí. Khai thác các hoạt động văn hoá có tính chất bản sắc văn hoá dân tộc, phấn đấu 60% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 60% số làng, bản đạt làng văn hoá cấp tỉnh. Phát triển nâng cao chất lượng thông tin báo chí, xuất bản, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức và mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân. Lắp đặt thêm và nâng cấp các trạm truyền thanh, truyền hình, đảm bảo 90% phủ sóng phát thanh, 80% phủ sóng truyền hình, phấn đấu 35% số hộ được xem truyền hình, 70% số hộ được nghe đài phát thanh vào năm 2005 [60, tr.41].
Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2020 tiếp tục xác định:
Tập trung đầu tư phát triển các hoạt động văn hoá, tinh thần. nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hoá và các phòng văn hoá, trung tâm văn hoá thông tin thể thao cấp huyện; sưu tầm và phát triển các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc; đẩy mạnh xã hội hoá văn hoá, trước hết là việc xây dựng các thiết chế văn hoá như: thư viện, tủ sách, nhà văn hoá, các đội văn nghệ dân gian... Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn ca múa dân tộc của tỉnh, của huyện, thị; nâng cao năng lực hoạt động tuyên truyền của các đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động. Đổi mới và
nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, văn học nghệ thuật, phát triển báo điện tử; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số làm công tác văn hoá, văn học nghệ thuật của địa phương. Mở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh - truyền hình, tăng thời lượng phát thanh bằng các tiếng dân tộc, đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền có tính giáo dục và hướng dẫn cao. Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" [61, tr.82-83].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá - thông
tin, Ngành văn hoá - thông tin Hà Giang đã xây dựng Đề án phát triển sự nghiệp văn hoá
- thông tin tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001-2005 và 2005-2010. Mục tiêu tổng quát của Đề
án là:
- Tập trung xây dựng hoàn thiện các thiết chế văn hoá - thông tin từ tỉnh đến huyện, xã phường đều có cơ sở vật chất như: Nhà văn hoá, Thư viện, Nhà làm việc và bố trí cán bộ hợp lý đảm bảo cho hoạt động, phục vụ kịp thời cho các nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển văn hoá thông tin của Đảng, Nhà nước đã đề ra, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" xây dựng con người mới có tri thức, năng lực, thể chất và nhân cách, góp phần xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.
- Phát huy có hiệu quả các thiết chế, cơ sở vật chất và thiết bị đã có. Đẩy mạnh hoạt động văn hoá, thông tin cho phù hợp với từng vùng, từng khu vực trong tỉnh một cách có hiệu quả.
- Tạo điều kiện cho mọi người dân đều được tham gia các hoạt động văn hoá, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cho nhân dân, làm cho đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao.
- Thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá, vận động nhân dân đóng góp, bỏ vốn xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao, khu vui chơi giải trí, rạp chiếu bóng... tại các xã, phường và khu dân cư.
Như vậy, phương hướng đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hoá - thông tin cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mông nói riêng đã được thống nhất ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh. Nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng đời sống văn hoá vùng dân tộc Mông ở Hà Giang sẽ được phát triển theo những định hướng trên.
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hoá vùng dân tộc Mông ở Hà Giang trong thời gian tới