Thường xuyên nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm tổ chức thực tiễn cho đội ngũ đảng viên ở cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 94 - 102)

chức thực tiễn cho đội ngũ đảng viên ở cơ sở

Tổng kết thực tiễn là một phương thức cơ bản để thực hiện sự thống nhất lý luận và thực tiễn. Chỉ thông qua tổng kết thực tiễn một cách thường xuyên chúng ta mới có thể khái quát thành lý luận, không ngừng bổ sung, phát triển lý luận đã có, đồng thời có

cơ sở để xem xét lại và kịp thời điều chỉnh, sửa chữa những gì khơng cịn phù hợp. Cũng thơng qua tổng kết thực tiễn giúp cho chúng ta rèn luyện, mài sắc năng lực tư duy biện chứng và sự sáng tạo của con người. Nhờ tổng kết thực tiễn thường xuyên, kịp thời mà Đảng ta ngày càng nâng cao trình độ tư duy lý luận của mình; cũng nhờ coi trọng tổng kết thực tiễn cách mạng và sáng tạo trong việc tham khảo kinh nghiệm của các nước mà thời gian qua, mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, khoa học hơn, sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thực chất của quá trình tổng kết thực tiễn là dùng tư duy biện chứng để phân tích, đánh giá thực tiễn, rút ra các kết luận nhằm điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn tiếp theo, bao gồm việc điều chỉnh, bổ sung các quyết định đã có; xây dựng các quyết định mới và tổ chức thực hiện các quyết định này. Từ tổng kết thực tiễn rút ra các bài học kinh nghiệm. Điều này giúp cán bộ, đảng viên thấy được những thành tựu cũng như những khuyết điểm, hạn chế trong việc vận dụng lý luận vào tổ chức thực hiện các quyết định, từ đó, giúp họ vận dụng linh hoạt, mềm dẻo lý luận từ điều kiện thực tiễn. Tổng kết thực tiễn nghiêm túc, chính xác sẽ bổ sung cho kinh nghiệm và cả lý luận. Càng tổng kết thực tiễn thường xuyên thì cán bộ, đảng viên càng có cơ hội, điều kiện để rèn luyện, trau dồi năng lực khái quát hoá, trừu tượng hoá, năng lực phát hiện vấn đề để xử lý kịp thời, chính xác. Hơn nữa, trong q trình tổng kết thực tiễn, tư duy biện chứng của cán bộ, đảng viên được trau dồi, rèn luyện, nâng cao. Điều này sẽ trực tiếp góp phần khắc phục tư duy kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí, nâng cao năng lực tư duy biện chứng. Chính vì thế, phải xem hoạt động tổng kết thực tiễn luôn luôn gắn liền với việc nâng cao năng lực tư duy, nó bảo đảm cho việc nâng cao năng lực tư duy lý luận, tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tổng kết thực tiễn khơng chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tìm ra quy luật của sự phát triển, phát hiện bản chất của sự vật mà tổng kết thực tiễn cịn để có những quyết sách phù hợp với yêu cầu khách quan, phát triển hiện thực sinh động của cuộc sống, bổ sung vào kho tàng lý luận và tiếp tục vận dụng lý luận đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo. Mục đích của việc tổng kết thực tiễn là nhằm nâng cao nhận thức và năng lực chỉ đạo thực tiễn, do đó trong q trình tổng kết thực tiễn phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn,

chúng ta mới thấy được những ưu điểm của kinh nghiệm cũng như những hạn chế của nó, từ đó mới có cơ sở để ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm. Qua đó, chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm để sửa sai và bổ sung cho chủ trương, đường lối ngày càng hoàn chỉnh hơn, khoa học hơn, tạo ra sự phát triển của lý luận phù hợp với thực tiễn, khắc phục những hạn chế của tư duy kinh nghiệm, loại bỏ bệnh kinh nghiệm và các biểu hiện tiêu cực khác trong chỉ đạo và hoạt động thực tiễn.

Như chúng ta biết, khả năng tư duy lý luận của cán bộ, đảng viên ở cơ sở Cà Mau hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa theo kịp với tình hình phát triển của sự nghiệp đổi mới. Họ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều những nhân tố khác nhau, trong đó những nhân tố chủ quan là cơ bản nhất, trực tiếp nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tổng kết thực tiễn. Để tổng kết thực tiễn đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở phải nâng cao năng lực tư duy biện chứng và lựa chọn các vấn đề đang cần tổng kết, tập hợp và xử lý nhiều thơng tin có liên quan đến vấn đề đó một cách nhạy bén, chính xác. Những thơng tin đó khơng chỉ trong thực tiễn ở địa phương, cơ sở mà cả những thông tin từ các địa phương khác, tránh tình trạng khơng biết nghiên cứu kinh nghiệm đến tận gốc để giải quyết và sửa chữa kịp thời. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh căn dặn: “Từ nay, cơng việc gì bất kỳ thành cơng hoặc thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khố phát triển cơng việc và để giúp cho cán bộ tiến tới” [33, tr.243]. Nếu bảo đảm những hoạt

động ấy thì những kết luận được rút ra từ tổng kết thực tiễn sẽ có tính khách quan, tính khái qt và có giá trị bổ sung, phát triển lý luận, chỉ đạo thực tiễn. Bởi vì, hoạt động tổng kết thực tiễn là hoạt động kiểm tra lại mức độ đúng, sai của chủ trương, đường lối cũng như chương trình, kế hoạch quyết định đã đề ra. Do đó, khi tổng kết thực tiễn địi hỏi cán bộ, đảng viên cơ sở phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Giá trị của các kết luận qua tổng kết thực tiễn bắt nguồn từ những thông tin, không chỉ phản ánh tình hình cụ thể với những dữ liệu phong phú mà còn phản ánh những nét phổ biến của thực tiễn, vạch ra phương hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Nắm được thông tin từ nhiều chiều sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý tránh được những sai lầm khi đánh giá tình hình trong

quá trình tổng kết và tổ chức hoạt động thực tiễn. Cho nên, trước khi tổng kết thực tiễn, trên cơ sở vận động của thực tiễn mà tổng kết, khái quát về mặt lý luận bằng phương pháp tư duy khoa học để tổng kết những điển hình tiên tiến, đánh giá tính đúng đắn, vai trị và ý nghĩa của chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả.

Tổng kết thực tiễn đạt hiệu quả đến đâu, cao hay thấp, có rút ra được những kết luận có tính khái qt cao, tính điển hình và những bài học được rút ra từ tổng kết thực tiễn có trở thành cơ sở lý luận cho việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo hay khơng, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của chủ thể tiến hành. Do đó, ngồi năng lực và trình độ của mình thì cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn phải phát huy tốt vai trị của tập thể đơn vị, biết phát huy trí tuệ của tập thể mới có thể tránh được những hạn chế, thiếu sót qua những kết luận được rút ra. Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở, việc tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động thực tiễn đóng vai trị hết sức quan trọng để khắc phục tư duy kinh nghiệm, bởi vì thơng qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cán bộ chủ chốt cơ sở mới có điều kiện so sánh, phân tích, tổng hợp, phát hiện ra những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, những thất bại cũng như thành công, từ đó trong tổ chức thực tiễn tiếp theo sẽ khắc phục được sự mò mẫm, sự vụ, tuỳ tiện, … Tuy nhiên, qúa trình tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động thực tiễn đòi hỏi cán bộ chủ chốt phải biết vận dụng tổng hợp những tri thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm bản thân để phân tích, đánh giá, khái quát những vấn đề thực tiễn ở cơ sở, do đó, buộc họ phải động não, suy nghĩ, so sánh giữa lý luận và thực tế cuộc sống, tìm ra hướng đi mới, cách làm mới, bằng các quyết định, chủ trương mang tính khái quát cao. Đây là một biện pháp quan trọng để trau dồi, rèn luyện tư duy khi được tiếp thu lý luận khoa học để vận dụng, tổ chức hoạt động thực tiễn.

Thực tế cho thấy, năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau còn nhiều hạn chế về nhiều mặt, nên việc tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ này là rất khó khăn. Bởi vì, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn địi hỏi phải có năng lực tư duy khoa học kết hợp phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng. Cho nên, để khắc phục tình trạng này, trước hết cần phải có những quy định, chính sách cụ thể đề giúp họ thấy rõ những hạn chế, khó khăn của tư duy kinh nghiệm; làm cho để họ nhận

thức đầy đủ hơn giá trị của lý luận khoa học, từ đó họ sẽ khơng bị trói buộc vào thực tiễn cụ thể hay vào những tình huống cá biệt với những cách thức phương pháp hành động cũ. Qua đó, có thể thấy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn có tác dụng to lớn như thế nào trong việc khắc phục tư duy kinh nghiệm, giáo điều vốn đã tồn tại ở một bộ phận không nhỏ đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở hiện nay. Theo chúng tôi, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm tổ chức thực tiễn cho cán bộ, đảng viên cấp cơ sở Cà Mau hiện nay cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải có tính định hướng đúng đắn của Đảng, phải hiểu đây không phải

là việc riêng của cấp uỷ, của chủ tịch hay bí thư mà là cơng việc thường xun của các tổ chức cơ sở đảng đối với việc lựa chọn vấn đề, xác định mục đích, phạm vi tổng kết. Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên chi phối tồn bộ q trình tổng kết thực tiễn. Nếu xác định khơng đúng vấn đề tổng kết thực tiễn sẽ dẫn đến tình trạng dàn trải, khơng đi vào trọng tâm, trọng điểm, do đó, khó có thể đạt yêu cầu, hiệu quả về mặt lý luận cũng như giúp cho công tác chỉ đạo thực tiễn. Chọn vấn đề đúng và trúng thì mới bảo đảm được tính mục đích, tính thực tiễn của vấn đề tổng kết. Chẳng hạn, chúng ta phải hướng vào những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đặt ra hiện nay như: vấn đề quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đền bù, giải toả, tranh chấp đất đai, tệ nạn xã hội v.v… Cần căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà giải đáp, giải quyết đúng đắn kịp thời các vấn đề đó.

Thứ hai, xây dựng chương trình, kế hoach, tổ chức lực lượng, tiến hành từng bước

đảm bảo tính khách quan, khoa học, chặt chẽ từng khâu, tránh rơi vào tuỳ tiện, qua loa, đại khái, bởi lẽ, kết quả của việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phải được dùng làm căn cứ cho việc thực hiện các bước, các công đoạn tiếp theo. Nếu tổng kết thiếu khách quan, hời hợt, thiếu tính hệ thống thì việc xây dựng chương trình hành động hoặc cụ thể hố đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cuối cùng chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm, chủ quan khơng mang tính thực tiễn sâu sắc, tạo sự tách rời giữa lý luận và thực tiễn. Như chúng ta biết, kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, lý luận được khái quát từ kinh nghiệm, giữa kinh nghiệm và lý luận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không ngừng bổ sung cho nhau. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn không chỉ là một

biện pháp mà còn là phương hướng cơ bản, một nguyên tắc trong việc phát triển tư duy lý luận, khắc phục hạn chế của tư duy kinh nghiệm.

Thứ ba, vận dụng những kinh nghiệm được rút ra qua tổng kết thực tiễn để triển

khai, tổ chức hoạt động thực tiễn. Điều này đòi hỏi mỗi cấp uỷ cơ sở Đảng phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của mình, đồng thời phải hình thành thái độ khoa học đối với công tác này. Bởi lẽ, tổng kết khơng phải là để có tổng kết mà phải coi việc tổng kết là một công tác rất quan trọng, là nhiệm vụ tất yếu không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Tổng kết phải rút ra cho được những bài học kinh nghiệm của vấn đề tổng kết, để tổ chức hướng dẫn cán bộ và nhân dân vận dụng, thực hiện có hiệu quả những kinh nghiệm đó trong q trình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm vào chỉ đạo hoạt động thực tiễn có trở thành hiện thực hay khơng cịn địi hòi mỗi cán bộ chủ chốt phải quán triệt tốt và nắm chắc những yêu cầu của quy trình tổng kết thực tiễn, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo các cơng đoạn của q trình tổng kết một cách chặt chẽ, khoa học. Muốn đạt được yêu cầu đó cần phải thường xuyên trau dồi năng lực tư duy lý luận, quán triệt quan điểm “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn”, nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước phải đổi mới cơ chế, chính sách đối với cán bộ cơ sở để nhằm huy động, khuyến khích, lơi cuốn đội ngũ cán bộ cơ sở vào công tác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa cán bộ có trình độ lý luận và cán bộ hoạt động thực tiễn, giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tổng kết thực tiễn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổng kết chủ trương, nghị quyết,… của Đảng và Nhà nước từ cơ sở. Có như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau sẽ ngày được nâng cao trình độ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tóm lại, những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Cà Mau trên đây là có tính chất quan

trọng. Các giải pháp này cần được tiến hành một cách đồng bộ, nhất quán nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay. Qua thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Cà Mau những năm qua và quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp - nông thôn cho thấy, đội ngũ cán bộ này ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém về trình độ tư duy lý luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Chính vì chỉ bằng kinh nghiệm nên trước nhiều vấn đề mới, phức tạp đã và đang đặt ra trong q trình đổi mới hiện nay họ khơng có đầy đủ năng lực và trình độ để giải quyết thấu đáo trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở cơ sở.

Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ mới, tình hình mới, khắc phục những mặt hạn chế của tư duy kinh nghiệm, nâng tầm tư duy lý luận khoa học, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau phải không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là năng lực tư duy lý luận. Bởi vì, tri thức lý luận càng cao thì tầm nhìn của con người càng rộng, hoạt động của con người càng sáng tạo, linh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 94 - 102)